Content text CÂU HỎI ÔN.docx
1 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TỘI PHẠM HỌC (Các câu hỏi trong đây được sưu tầm và không có đáp án) I. Những câu nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? 1. Số liệu thống kê tình hình tội phạm phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm. 2. Phương pháp luận có vai trò thu thập, phân tích, xử lý thông tin trong nghiên cứu Tội phạm học. 3. Cơ cấu tình hình tội phạm thay đổi không làm thay đổi tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm. 4. Khái niệm “Nạn nhân của tội phạm” đồng nhất với khái niệm “khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội”. 5. Đặc điểm giới tính của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá trình hình thành động cơ phạm tội. 6. Tội phạm học nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở phạm vi hẹp hơn so với các khoa học pháp lý khác. 7. Những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học chỉ có tội phạm học nghiên cứu. 8. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là một dạng tình huống, hoàn cảnh phạm tội. 9. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ bao gồm những tình huống có lỗi của nạn nhân. 10. Từ đặc điểm lứa tuổi của tội phạm có thể khẳng định tội phạm có nguyên nhân bẩm sinh của người phạm tội. 11. Số liệu thống kê tội phạm tăng đồng nghĩa với phòng ngừa tội phạm không hiệu quả.
2 12. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ bao gồm những biện pháp tác động trực tiếp đến con người phạm tội. 13. Đặc điểm nhu cầu của người phạm tội có vai trò quyết định việc hình thành động cơ phạm tội. 14. Số liệu thống kê không phải là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng để dự báo tội phạm. 15. Những biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm không có tác dụng phòng ngừa tội phạm cụ thể. 16. Vai trò của chuyên gia trong dự báo tội phạm là người đưa ra kết luận cuối cùng về xu hướng của tội phạm. 17. Tội phạm ẩn khách quan (ẩn tự nhiên) tồn tại phổ biến hơn tội phạm ẩn chủ quan (ẩn nhân tạo). 18. Tính xã hội là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm. 19. Tất cả những tội phạm cụ thể đều có tình huống, hoàn cảnh phạm tội giống nhau. 20. Đặc điểm sinh học không có mối quan hệ nào với các đặc điểm tâm lý của người phạm tội. 21. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ được cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện. 22. Có thể căn cứ vào chỉ số thiệt hại để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm. 23. Tỉ lệ ẩn của tội phạm thuộc thông số thực trạng của tình hình tội phạm. 24. Hệ số tình hình tội phạm là một trong những căn cứ đánh giá cơ cấu của tình hình tội phạm. 25. Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm cũng chính là nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. 26. Để dự báo tội phạm chỉ cần căn cứ vào số liệu thống kê tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại.
4 43. Để xác định đúng tội phạm ẩn, các nhà tội phạm học thường chỉ dựa vào phương pháp điều tra về tội phạm tư tưởng thuật. 44. Diễn biến của tình hình tội phạm chỉ bị thay đổi do tác động của pháp luật. 45. Dựa vào cơ cấu của tình hình tội phạm có thể đánh giá sự tăng hay giảm của tội phạm trong khoảng thời gian nhất định. 46. Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phái xã hội và nguyên nhân xuất phát từ phái cá nhân người phạm tội. 47. Trong mối quan hệ cá nhân và môi trường sống, vai trò của cá nhân là lệ thuộc vào môi trường sống. Còn môi trường sống có tính chất quyết định trong hoàn thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. 48. Sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể ảnh hưởng đến hoàn thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. 49. Tội phạm không thể phòng ngừa được bằng cách làm giảm cơ hội phạm tội. II. Tự luận 1. Sự hiểu biết về nhân thân người phạm tội sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề gì thuộc đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học? 2. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn trong Tội phạm học. Nguyên nhân nào làm xuất hiện, tồn tại tội phạm ẩn khách quan? 3. Trình bày các loại khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. 4. Trình bày khái niệm và phân loại tội phạm ẩn. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn. 5. Trình bày những nội dung cơ bản của kế hoạch phòng ngừa tội phạm. 6. So sánh phạm vi, mức độ nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học và trong Luật Hình sự. 7. Phân biệt nhân thân người phạm tội được nghiên cứu trong tội phạm học và trong khoa học Luật Hình sự. 8. Trình bày mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. Tầm quan trọng của việc lựa chọn và sử dụng đúng các phương pháp nghiên cứu. 9. Trình bày những trường hợp phạm tội không có vai trò nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.