Content text GIÁO TRÌNH - Quản lý bảo trì (Trung tâm CN Cơ khí).doc
EBOOKBKMT.COM – Thư viện tài liệu kỹ thuật Việt Nam Trung Tâm Công Nghệ Cơ Khí Bộ môn Sửa Chữa Cơ Điện Trang 1 QUẢN LÝ BẢO TRÌ Chương 1: KHÁI NIỆM CÔNG TÁC BẢO TRÌ 1.1 MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ: Sau một thời gian làm việc, thiết bị sẽ bị mòn, mỏi, hư hỏng không còn đảm bảo tính năng, công suất làm việc như lúc ban đầu, cũng có thể do sự cố bất thường làm thiết bị ngừng hẳn khi đó phải tiến hành bảo trì, sửa chữa nhằm mục đích giúp cho thiết bị hoạt động bình thường trở lại. Bảo trì là các công việc cần thiết để khôi phục lại các tính năng như thiết kế ban đầu của thiết bị. Quản lý bảo trì nhằm mục đích: Đãm bảo tính sẵn sàng làm việc tối đa của thiết bị, bảo trì luôn đảm bảo được thiết bị luôn ở tình trạng tốt khi có yêu cầu sản xuất. Đảm bảo tình trạng của máy móc ở tình trạng tốt nhất (duy trì công suất, năng suất và chất lượng cao nhất). Đảm bảo an toàn lao động, thiết bị không được bảo trì thường xuyên sẽ thiếu an toàn gây ra tai nạn. Đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí, thiết bị thiếu bảo trì có thể gây ô nhiễm, thiệt hại về kinh tế (nhiệt độ, tiếng ồn, chất thải và sự tiêu tốn năng lượng). 1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ: Sự cạnh tranh toàn cầu của thị trường hiện nay ngày càng cao. Chi phí sản xuất trở nên quan trọng. Vì vậy các nhà kinh doanh sản xuất phải đảm bảo được hiệu suất tối đa của công tác bảo trì, nhằm giảm chi phí sản xuất. Các thiết bị đắt tiền phải có tính sẵn sàng làm việc cao và làm việc liên tục để đảm bảo cho việc thu hồi vốn nhanh, bất cứ lý do gì mà ngừng máy sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Tiến bộ công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng cũng mang lại nhiều sự cố nghiêm trọng phải trả giá rất cao do thiếu quan tâm đến công tác bảo trì, phòng tránh các sự cố. Nhận thức về bảo vệ môi trường của con người ngày càng cao. Nhà sản xuất cần phải tạo ra các sản phẩm có đủ các tiêu chuẩn khắc khe cho việc bảo vệ môi trường, do đó công tác bảo trì hiện nay cần phải quan tâm đúng mức. Chuyển giao công nghệ, nhiều nước chưa phát triển phải nhập thiết bị từ nước phát triển. Sự hổ trợ cho hệ thống cung cấp trở nên khó khăn do đó nhiều thiết bị đắt tiền phải ngừng một thời gian lâu, khi chỉ thiếu một vài chi tiết nhỏ. Vì vậy công tác bảo trì trở nên quan trọng. 1.3 CÁC LOẠI BẢO TRÌ:
EBOOKBKMT.COM – Thư viện tài liệu kỹ thuật Việt Nam Trung Tâm Công Nghệ Cơ Khí Bộ môn Sửa Chữa Cơ Điện Trang 2 Bảo trì là tập hợp các hoạt động cần thiết để duy trì thiết bị ở trạng thái như ban đầu. Các hoạt động này bao gồm: lau chùi, sửa chữa nhỏ và các công việc khác thay băng truyền động, tra dầu mở, bôi trơn, … các công việc lớn thay thế máy móc, động cơ và dây chuyền, đại tu cũng như thay thế thiết bị. Bảo trì có thể chia làm hai loại: bảo trì hỏng hóc (bảo dưỡng sự cố) và bảo trì phòng ngừa. 1.3.1 Bảo trì hỏng hóc: Được thực hiện khi thiết bị thực sự gặp trục trặc. Bảo dưỡng sự cố thường có chi phí cao. Có thể xem thời gian ngưng sản xuất như một thứ phí tổn. Các chi phí liên quan đến bảo dưỡng sự cố thường cao hơn so với bảo dưỡng theo kế hoạch. Bảo dưỡng sự cố thường là khẩn cấp, do đó phụ tùng, nhân công, thiết bị chuyên dùng, thời gian làm ngoài giờ và các chi phí khác rất cao. Bảo dưỡng sự cố không cho phép thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra. Vì vậy, nó rất tốn kém về mặt chi phí. Những tổn thất khi bảo dưỡng sự cố: + Tổn thất do ngừng sản xuất: Do sự cố máy phải ngừng để sửa chữa phải khởi động lại và phải mất thời gian điều chỉnh trước khi hoạt động trở lại. + Tổn thất về tốc độ sản xuất: Phải dừng các máy liên quan (dây chuyền sản xuất) hoặc máy bị giảm tốc độ do thiết bị trục trặc. + Tổn thất do phế phẩm: Phế phẩm trong quá trình gia công dẫn đến sản lượng kém. Tuy nhiên, sự cố là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể làm giảm chứ không thể hoàn toàn loại bỏ được sự cố xảy ra. Do vậy người quản lí bảo trì cần có kế hoạch phù hợp, dự trù nguồn lực (vật tư, nhân công, phụ tùng thay thế …) để có thể hạn chế sự cố càng nhiều càng tốt. 1.3.2 Bảo trì phòng ngừa: Bảo trì phòng ngừa là các hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thật sự xảy ra. Nó bao gồm từ việc nhỏ như: lau chùi bôi trơn, thay dầu mỡ, điều chỉnh, thay thế chi tiết cho tới việc thay thế thiết bị. Chi phí bảo trì phòng ngừa thường tương đối thấp hơn và có thể lập được kế hoạch một cách thích đáng. Nó có thể lập được thời gian biểu sao cho sản xuất không bị ảnh hưởng. Nhân công, phụ tùng và các tài nguyên khác có thể được lập kế hoạch và sẵn sàng với mức chi phí thấp. Bảo trì phòng ngừa có thể được phân chia như sau: + Bảo trì trên cơ sở sử dụng: Ở đây khoảng thời gian giữa hai lần bảo trì dựa trên mức sử dụng hay tuổi thọ của thiết bị. + Bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc: Thiết bị được kiểm tra định ky hay các dụng cụ chuẩn đoán để có thể thường xuyên kiểm tra trạng thái máy móc, và tiến hành bảo trì nếu cần. + Bảo trì trên cơ sỡ thời cơ. Bảo trì được thực hiện khi có dịp thuận lợi.
EBOOKBKMT.COM – Thư viện tài liệu kỹ thuật Việt Nam Trung Tâm Công Nghệ Cơ Khí Bộ môn Sửa Chữa Cơ Điện Trang 4 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO TRÌ SỬA CHỮA. 2.1 CÁC HỆ THỐNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ: Hiện nay đã có những hệ thống sửa chữa thiết bị sau đây: o Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu. o Hệ thống sửa chữa thay thế cụm. o Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn. o Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn. o Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng. Mỗi hệ thống nói trên có những ưu, nhược điểm riêng, thích hợp với từng loại máy, từng nhà máy và cơ sỡ sửa chữa. Các yếu tố chính quyết định sự lựa chọn phương pháp sửa chữa là: + Kết cấu, khối lượng và số lượng thiết bị cùng loại. + Điều kiện sử dụng thiết bị và điều kiện vật chất của cơ sở sửa chữa. + Nguồn cung cấp vật tư phụ tùng. + Khả năng hợp tác của nhà máy, cơ sở sửa chữa ở trong nước và với nước ngoài. Các yếu tố trên vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất kinh tế. Lựa chọn đúng phương pháp sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sửa chữa tốt. 2.1.1 Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu: Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa các dạng hư hỏng của máy không theo kế hoạch định trước (hư đâu sửa đấy). Yêu cầu về chất lượng sửa chữa hoặc yêu cầu về tình trạng của máy sau khi sửa chữa không được qui định chặt chẽ, miễn sao cho máy bị hỏng hóc sau khi sửa chữa trở lại hoạt động là được. Khi áp dụng hệ thống sửa chữa này thì chẳng những công việc sửa chữa mà cả kế hoạch sản xuất cũng bị động, tuổi thọ của máy giảm nhiều và không thể phục hồi được độ chính xác, độ cứng vững và hiệu suất ban đầu của máy. Hệ thống sửa chữa này thích hợp với các máy có kết cấu đơn giản (có từ 1 đến 2 bộ phận đơn), khối lượng nhỏ, dễ tháo lắp và với những tổ sửa chữa cơ khí hay trạm sửa chữa cơ khí nhỏ. 2.1.2 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm: Hệ thống sửa chữa thay thế cụm là tiến hành thay thế từng cụm máy sau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch đã định. Như vậy thời gian ngừng máy để sửa chữa rất ngắn không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ chính xác cao, có độ tin cậy lớn. Nhưng hệ thống này có nhược điểm là không triệt để sử dụng hết khả năng làm việc của các chi tiết.