PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 5. FTU-Le Thi Thanh Ngan-KTQT-Trich yeu LA.pdf

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ A. Tóm tắt mở đầu - Tên tác giả: Lê Thị Thanh Ngân - Tên luận án: “Nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam” - Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 - Người hướng dẫn: PGS., TS. Nguyễn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh B. Nội dung bản trích yếu 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của Luận án: tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng của doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Về phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ các kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, trong đó mẫu nghiên cứu là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo (doanh nghiệp sản xuất) từ năm 2014-2019. Các dữ liệu được kiểm tra tính lặp và loại bỏ các quan sát bị trùng và các quan sát có giá trị bất thường (outliers). Dữ liệu được thao tác và xử lý trên phần mềm Stata 16.0. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo của Bộ Công Thương, VCCI, UNIDO, ILO... Đây là nguồn tài liệu rất phong phú và có giá trị đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu của mình. Về phương pháp xử lý dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp định lượng. Để đánh giá tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled Ordinary Least Square - OLS) và phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước. Các mô hình đều kiểm soát hiệu ứng cố định ngành và năm, kết hợp với ước lượng sai số chuẩn mạnh (robust standard errors) trong trường hợp mô hình nghiên cứu xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi. Ngoài ra, nhằm mô tả thực trạng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả trên các khía cạnh là tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lao động và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.