PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 12. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Bắc Ninh Đề 3 - có lời giải.docx

Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ---------------------- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút  MỤC TIÊU Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể  ✔ Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT ✔ Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh  thái, tiến hóa...  ✔ Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền  - biến dị, di truyền quần thể,..  ✔ Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán  xác suất.  PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN  Câu 1: Trong các phân tử sinh học, phân tử sinh học nào không được cấu trúc theo nguyên tắc  đa phân?  A. Lipid. B. Nucleic Acid. C. Protein. D. Carbohydrate. Câu 2: Trong quá trình giảm phân bình thường ở người, từ một tế bào sinh dục cái ở người phụ  nữ giảm phân sinh ra được bao nhiêu trứng?  A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút  vào của mỗi cây trong cùng 1 đơn vị thời gian như sau:  Cây 1 2 3 4 Lượng nước hút vào 25g 31g 32g 36g Lượng nước thoát ra 27g 29g 34g 33g Theo lí thuyết, cây nào sau đây không bị héo?  A. Cây (2) và cây (4). B. Cây (3) và cây (4). C. Cây (1) và cây (3). D. Cây (1) và cây (2). Câu 4: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp như sau:  Các vị trí (1) và (2) còn thiếu trong phương trình này lần lượt là:  A. 22 (1) 6;(2)O.CO B. 22 (1) 6O; (2) 6.CO C. 22 (1) 6;(2)6O.CO D. 22 (1) ; (2) 6O.CO
Trang 2 Câu 5: Hai loài nào được biểu thị là loài cùng 1 chi trong Cây 2 nhưng không được biểu thị là  loài cùng 1 chi trong Cây 1?  A. A và B. B. B và C. C. C và D. D. D và E.  Câu 6: Ở cây 2, loài có họ hàng gần gũi nhất với loài D là loài  A. Loài E. B. Loài C. C. Loài A. D. Loài F. Câu 7: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên có đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ làm thay đổi tần số allele trội của quần thể có kích thước lớn.  B. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele có lợi hoặc có hại ra khỏi quần thể.  C. Luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể theo thời gian.  D. Làm thay đổi tần số allele của quần thể theo một hướng xác định.  Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số allele qua các thế hệ? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Dòng gene. D. Phiêu bạt di truyền.  Câu 9: Một người phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một  con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường sinh được một bé trai  (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.  A. (1) XX; (2) XY A ; (3) XY A ; (4) XX; (5) XY A . B. (1) X a X a ; (2) X A Y; (3) X A Y; (4) X a X a ; (5) X A Y. C. (1) X A X a ; (2) X a Y; (3) X a Y; (4) X A X a ; (5) X a Y. D. (1) XX; (2) XY a ; (3) XY a ; (4) XX; (5) XY a . Câu 10: Loài lúa mì lục bội (Triticum aestivum) hiện nay được hình thành theo con đường lai  xa và đa bội nhiều lần từ ba loài khác nhau. Loài thứ nhất có hệ gene kí hiệu là AA với 2n = 14; loài thứ hai  có hệ gene kí hiệu là BB với 2n = 14; loài thứ ba có hệ gene kí hiệu là DD với 2n = 14. Theo lí thuyết, phát  biểu nào sau đây về loại lúa mì này là đúng?  A. Bộ NST của loài lúa mì hiện nay là 3n = 21.  B. Các cây lúa mì lục bội giảm phân không tạo giao tử bình thường.  C. Các NST tồn tại thành 6 NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng của loài này.  D. Loài lúa mì lục bội này thể hiện một trong các vai trò của đột biến NST là tạo ra nguồn nguyên liệu cho  quá trình hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa.  Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Tại một khu bờ suối trong rừng, các con Linh dương sống  thành bầy đàn để cùng kiếm ăn và hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. Các con ruồi bám trên lưng linh  dương để hút máu. Các con chim sẻ đậu trên lưng linh dương để bắt ruồi.  Câu 11: Mối quan hệ sinh thái giữa các con linh dương trong đàn là  A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác. Câu 12: Mối quan hệ sinh thái giữa chim sẻ và linh dương là  A. vật ăn thịt và con mồi. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. hợp tác.
Trang 3 Câu 13: Giống lúa “gạo vàng” được tạo ra do chuyển gen tổng hợp beta carotene là thành tựu của A. nhân bản vô tính. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ gene. D. phương pháp gây đột biến. Câu 14: Ở người, bệnh hói đầu (baldness) do allele trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu  gene dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở nam và không hói đầu ở người nữ. Một người chồng hói đầu lấy một người  vợ không hói sinh được một người con trai bị hói đầu. Biết rằng bên người chồng có em gái không bị hói đầu, bố và mẹ của người chồng đều không có ai bị hói; bên vợ có em trai bị hói đầu; có bố không hói đầu và mẹ bị  hói đầu. Họ đi tư vấn di truyền về khả năng mắc bệnh hói đầu của đứa con hộ sinh lần thứ 2. Phát biểu tư vấn  di truyền nào sau đây là phù hợp?  A. Khả năng sinh con thứ 2 là con trai không mắc bệnh hói đầu là 100%.  B. Khả năng sinh con thứ 2 là con trai mắc bệnh hói đầu là 75%.  C. Khả năng sinh con thứ 2 là con gái mắc bệnh là 50%.  D. Khả năng sinh con thứ 2 là con gái không mắc bệnh là 25%.  Câu 15: Ông Brian Madeux 45 tuổi mắc hội chứng Hunter, một dạng rối loạn hấp thụ do thiếu  gen sản sinh enzyme cần thiết để phá vỡ một số hợp chất đường. Vì vậy đường có thể tích tụ khắp cơ thể, như  một dạng chất thải độc hại. Madeux đã trở thành người đầu tiên tham gia cuộc nghiên cứu mang tính đột phá  nhằm thay đổi vĩnh viễn DNA của mình để sửa chữa căn bệnh này. Madeux được truyền một số bản sao của  một gen đã được sửa đổi và một công cụ chỉnh sửa gen để giúp đặt nó vào vị trí chính xác trong DNA của  anh. Liệu pháp gen đã được sử dụng trong trường hợp này là gì?  A. Đưa gen bình thường vào cơ thể người bệnh để chỉnh sửa gen đột biến.  B. Đưa gen bình thường vào cơ thể người bệnh để tạo enzyme hoạt động.  C. Đưa gen bình thường vào cơ thể người bệnh để phá hủy gen đột biến.  D. Đưa gen bình thường vào cơ thể người bệnh để ức chế biểu hiện của gen đột biến. Câu 16: Hình vẽ sau mô tả số lượng NST ở các tế bào soma A và B của hai cơ thể thuộc một  loài sinh vật lưỡng bội. Nếu tế bào A là tế bào cơ thể bình thường thì tế bào B thuộc thể đột biến nào sau đây? A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể đa bội. D. thể tam bội. Câu 17: Theo Liên hợp quốc (1987), “phát triển bền vững là sự phát triển có thể … (1) … được  những nhu cầu hiện tại mà không … (2) … đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.  A. (1) thỏa mãn; (2) cần để ý. B. (1) đáp ứng; (2) phải lưu tâm. C. (1) sử dụng; (2) ảnh hưởng. D. (1) đáp ứng; (2) ảnh hưởng hay tồn tại.
Trang 4 Câu 18: Loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) thuộc danh mục loài cực kì nguy cấp  theo Danh lục đỏ IUCN, đang được bảo tồn trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Để bảo tồn loài voọc  tốt, chúng ta không nên thực hiện nội dung nào dưới đây?  A. Xây dựng khu bảo tồn voọc trong tự nhiên.  B. Tuần tra, giám sát và bảo vệ voọc.  C. Nghiên cứu phục hồi số lượng cá thể của quần.  D. Khai thác voọc dưới sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI  Câu 1: Ở loài ốc sên (Cepaea nemoralis), allele B quy định vỏ không có dải trội hoàn toàn so  với allele b quy định vỏ có dải., allele Y quy định vỏ màu nâu trội hoàn toàn so với allele y quy định vỏ màu  vàng. Các gene này đều nằm trên NST thường. Một con ốc sên màu vàng, vỏ có dải được lai với một con ốc  sên đồng hợp tử màu nâu, không có dải, thu được F1. Sau đỏ, cho con F1 lai với con ốc sên màu vàng, vỏ có  dải thu được đời Fa. Theo lí thuyết  a) Nếu kết quả Fa xuất hiện hai kiểu hình, chứng tỏ các gen B và Y cùng nằm trên 1 NST và liên kết hoàn  toàn.  b) Nếu kết quả xuất hiện bốn kiểu hình và gtir lệ kiểu hình giống F1 chiếm tỉ lệ lớn hơn, chứng tỏ các gen  B và Y đã xảy ra hoán vị gen.  c) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, chứng tỏ các gen B và Y phải nằm trên các  NST khác nhau.  d) Nếu kết quả Fa xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 41% : 41% : 9% : 9% chứng tỏ khoảng cách giữa các gen  B và Y trên một NST là 18%.  Câu 2: Các nhà khoa học theo dõi thấy kiến và rầy là hai loài côn trùng thường sống trên cùng  một loài cây. Rầy hút nhựa cây có đường và bài tiết lượng đường dư thừa làm thức ăn cho kiến. Trong khi đó,  kiến sẽ bảo vệ các con rầy non. Đồ thị hình bên theo dõi thí nghiệm khi có cả kiến và rầy cùng sống trên một  cái cây và khi không có kiến, chỉ có rầy sinh sống.  a) Mối quan hệ giữa kiến và rầy là hội sinh.  b) Đường đồ thị (1) mô tả kết quả thí nghiệm khi trên cây có cả kiến và rầy cùng sinh sống, đường đồ thị  (2) mô tả thí nghiệm khi trên cây chỉ có rầy sinh sống.  c) Trong một số trường hợp, các con rầy có thể mọc cánh và bay đi, kiến không được lợi và không bị hại gì. d) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ một loài có thể xác định được vai trò sinh thái của loài đó trong  quần xã. 

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.