Content text CÂU HỎI ÔN LUẬT HIẾN PHÁP.docx
1 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP (Lưu ý: Đây chỉ là câu hỏi sưu tầm, không có đáp án) I. Những câu nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? 1. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành đều là nguồn của ngành Luật Hiến pháp. 2. Chỉ một số văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là nguồn của ngành Luật Hiến pháp. 3. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan xét xử ban hành đều không phải là nguồn của ngành Luật Hiến pháp. 4. Luật Giao thông đường bộ là nguồn của ngành Luật Hiến pháp. 5. Khái niệm “chế độ chính trị” ở Việt Nam được hiểu là một hệ thống bao gồm ba thiết chế: Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. 6. Trong ba yếu tố tạo nên Hệ thống Chính trị Việt Nam, Nhà nước là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành pháp luật để quản lý toàn bộ hệ thống chính trị. 7. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức chính trị. 8. Hiến pháp hiện hành quy định: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 9. Khái niệm “con người” rộng hơn khái niệm “công dân”. 10. Thuật ngữ “quyền con người” không trùng với thuật ngữ “quyền công dân”. 11. Lần đầu tiên tại Việt Nam, “quyền con người” được đề cập đến trong hiến pháp đó là Hiến pháp 2013. 12. Ở Việt Nam hiện nay, quyền bình đẳng trước pháp luật không phải là quyền con người mà là quyền công dân. 13. Chuẩn mực con người Việt Nam theo Hiến pháp 2013 không giống với Hiến pháp 1992. 14. Quy định về chính sách lao động là một quy định mới trong chính sách xã hội ở Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành.
2 15. Quy định của Hiến pháp 2013 cho thấy phát triển kinh tế phải là một sự phát triển mang tính bền vững. 16. Phát triển văn hóa, xã hội là quốc sách hàng đầu của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 17. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 18. Cha mẹ bị tước quốc thịch hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sống cùng cha mẹ cũng sẽ mất quốc tịch theo cha mẹ. 19. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc nhập, thôi, tước quốc tịch VIệt Nam chính là Bộ Tư pháp. 20. Tất cả công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. 21. Danh sách cử tri có thể điều chỉnh nhiều lần nhưng trong vòng 24 giờ trước giờ bỏ phiếu thì không thể điều chỉnh được nữa. 22. “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” là nguyên tắc hoàn toàn mới trong việc tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013. 23. Chỉ có Hiến pháp 1946 quy định bộ máy nhà nước có ba hệ thống cơ quan nhà nước. 24. Ở Việt Nam, Nghị viện bao giờ cũng được Hiến pháp quy định bằng tên gọi là Quốc hội. 25. Chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp là một chức năng mới của Quốc hội được Hiến pháp 2013 quy định. 26. Theo quy định hiện hành, thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không được đồng thời là thành viên của Chính phủ. 27. Theo Hiến pháp hiện hành, công dân Việt Nam từ đủ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước. 28. Chủ tịch nước là một trong những thiết chế hiến định độc lập hiện nay ở Việt Nam. 29. Chủ tịch nước theo quy định hiện hành chỉ có quyền hành pháp mà không có quyền tư pháp.
3 30. Tên gọi của chính phủ Việt Nam không có gì khác nhau qua 5 bản Hiến pháp. 31. Thực chất, cơ cấu thành viên của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 không có gì khác nhau. 32. Chỉ có Hiến pháp 2013 mới quy định rõ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. 33. Hình thức hoạt động của Chính phủ thể hiện qua các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. 34. Tòa án nhân dân được quy định trong cả 5 ban hiến pháp Việt Nam là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. 35. Tất cả Chánh án ở Việt Nam hiện nay đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm. 36. So với các hệ thống cơ quan nhà nước khác thì Viện kiểm sát nhân dân ra đời muộn hơn. 37. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương. 38. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành pháp duy nhất ở địa phương. 39. Theo quy định hiện hành, Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 40. Ngành Luật Hiến pháp không được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. 41. Chỉ những quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước mới là những quan hệ xã hội do ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh. 42. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 43. Hiến pháp Việt Nam là loại hiến pháp thành văn. 44. Theo Hiến pháp 2013, trách nhiệm bảo vệ hiến pháp chỉ thuộc về các cơ quan nhà nước ở Trung ương. 45. Trong các bản Hiến pháp Việt Nam, chỉ có Hiến pháp 1980 có tính chất xã hội chủ nghĩa. 46. Quốc tịch là căn cứ pháp lí làm phát sinh quyền con người. 47. Hiến pháp 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân. 48. Theo Hiến pháp 2013, Nhà nước có trách nhiệm ghi nhận và cụ thể hóa các quyền cơ bản hiến định vào các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4 49. Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh của mọi người có thể bị hạn chế vì lý do trật tự, an toàn xã hội. 50. quyền tự do kinh doanh được quy định trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam. 51. Chức năng phản biện xã hội là chức năng mới được quy định cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Hiến pháp 2013. 52. Mọi tổ chức quần chúng trong xã hội đều là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 53. Tất cả các Hiến pháp Việt Nam đều quy định thành lập 04 (bốn) hệ thống cơ quan gồm: Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính, hệ thống cơ quan xét xử và hệ thống cơ quan kiểm sát. 54. Tổ chức Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện tính xã hội chủ nghĩa đậm nét. 55. Ghi nhận nguyên tắc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước là một điểm mới của Hiến pháp năm 2013. 56. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. 57. Theo pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. 58. Theo pháp luật hiện hành, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương nào phải là người cư trú và làm việc thường xuyên ở địa phương đó. 59. Theo pháp luật hiện hành, công dân đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật bầu cử chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp. 60. Theo pháp luật hiện hành, nhiệm kỳ của Hội đồng bầu cử Quốc gia theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 61. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 62. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri. 63. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh.