Content text ĐỀ 7 - HS.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 7 (Đề thi có trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình bên mô tả cấu trúc phân tử ở thể nào dưới đây? A. Thể lỏng. B. Thể khí. C. Thể rắn. D. Plasma. Câu 2. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Băng ở hai cực tan ra. Băng tan là quá trình nào sau đây? A. Quá trình nóng chảy. B. Quá trình đông đặc. C. Sự sôi. D. Sự bay hơi. Câu 3. Nhiệt độ trung bình của nước ở thang nhiệt độ Celsius là o27C ứng với thang nhiệt độ Kelvin nhiệt độ của nước là A. 273 K. B. 300 K. C. 246 K. D. 327 K. Câu 4. Khi nói về nhiệt độ. Phát biểu nào sau đây sai? A. Người ta thường dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. B. Khi một vật ở độ không tuyệt đối thì động năng và thế năng của phân tử bằng không. C. Nhiệt độ là số đo độ “nóng” hay “lạnh” của một vật. D. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là Celsius. Câu 5. Nhận xét nào sau đây là sai? Nhiệt dung riêng của một chất A. cho biết nhiệt lượng cần truyền để 1 kg chất đó tăng thêm 1 ∘ C. B. phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất đó. C. phụ thuộc vào bản chất của chất đó. D. có đơn vị là J/kg.K. Câu 6. Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của viên nước đá ở 00C trong bình nhiệt lượng kế. A. Đồ thị (1). B. Đồ thị (2). C. Đồ thị (3). D. Đồ thị (4). Câu 7. Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước. Ấm đun nước học sinh sử dụng có công suất 1500 W. Sau khi đun nước đến 100 o C, học sinh tiến hành thu thập số liệu. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh vẽ được đồ thị quan hệ giữa khối lượng nước trong ấm và thời gian của quá trình hoá hơi của nước như hình bên. Nhiệt hoá hơi riêng của nước mà học sinh này đo được gần đúng bằng
A. 623410Jkg,/ . B. 611710Jkg,/ . C. 2340Jkg/ . D. 1170Jkg/ . Câu 8. Áp suất của chất khí lên thành bình chứa là do khi chuyển động các phân tử chất khí A. va chạm vào nhau. B. đẩy nhau. C. va chạm nhau và không va chạm vào thành bình chứa. D. va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa. Câu 9. Khi nói về mô hình khí lí tưởng thì phát biểu nào sau đây đúng? A. Các phân tử khí ở gần nhau nên thể tích của các phân tử khí rất lớn so với thể tích của bình chứa nó. B. Khi chưa va chạm, lực tương tác giữa các phân tử khí rất yếu, nên có thể bỏ qua. C. Giữa hai va chạm, phân tử khí lí tưởng chuyển động nhanh dần đều. D. Khi va chạm vào thành bình chứa, phân tử khí truyền động lượng cho thành bình và dính vào thành bình. Câu 10. Một khối khí đang ở trạng thái có thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T và áp suất p. Nếu p được giữ không đổi thì hệ thức giữa V và T là A. V.T = hằng số. B. V T = hằng số. C. V + T = hằng số. D. V - T = hằng số. Câu 11. Nén đẳng nhiệt một khối khí xác định từ 12 lít xuống 3 lít thì áp suất tăng lên A. 4 lần. B. 3 lần. C. 2 lần. D. 5 lần. Câu 12. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế 340 cm khí hidrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ o 27C. Thể tích của lượng khí trên ở áp suất 720 mmHg và nhiệt độ 017C là A. 340 cm. B. 343 cm. C. 340,3 cm. D. 3403 cm. Câu 13. Khí trong một bình dung tích 33 dm, áp suất 200KPa và nhiệt độ o16C có khối lượng 11 gam. Khí đó là khí nào trong các khí dưới đây? A. 2N. B. 2O. C. 2CO. D. 2NO. Câu 14. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? A. pV/T = hằng số. B. 1122pV = pV. C. pV ~ T. D. pT/V = hằng số. Câu 15. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 25 °C có giá trị là A. 5,2.10 -22 J. B. 6,2.10 -21 J. C. 6,2.10 23 J. D. 3,2.10 23 J. Câu 16. Hệ quả nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ? A. Các khí có bản chất khác nhau, khối lượng khác nhau nhưng nhiệt độ như nhau thì động năng trung bình của các phân tử bằng nhau. B. Động năng trung bình của phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ của khí càng cao.
C. Người ta coi nhiệt độ tuyệt đối là số đo động năng trung bình của phân tử theo một đơn vị khác. D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử bằng nhau. Câu 17. Áp suất khí không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây? A. Khối lượng phân tử. B. Kích thước phân tử. C. Động năng trung bình của phân tử. D. Mật độ phân tử. Câu 18. Một khối khí lí tưởng chiếm thể tích 2 m 3 ở áp suất 3.10 6 Pa. Nội năng của khối khí đó có giá trị bao nhiêu? A. 9.10 6 J. B. 3.10 2 J. C. 6.10 4 J. D. 10 8 J. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 1,5 m xuống đất và nảy lên đến độ cao 1,2 m. Lấy gia tốc g = 10 m/s 2 . Xét hệ gồm bóng, mặt đất và không khí. a) Khi bóng rơi, chạm đất và nảy lên, một phần cơ năng của bóng đã biến thành nội năng trong hệ. b) Công mà trọng lực thực hiện trong quá trình rơi của quả bóng bằng độ giảm thế năng và bằng 30J . c) Độ tăng nội năng của bóng, mặt đất và không khí là 0,3J . d) Độ tăng nội năng của hệ nói trên làm tăng nhiệt độ của hệ và có thể làm biến dạng quả bóng, mặt đất. Câu 2. Một học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Cho 1 kg nước ở 10 o C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo thời gian đun, học sinh đó ghi lại được các số liệu sau đây: - Để đun nóng nước từ 10 o C đến 100 o C cần 18 phút. - Để cho 200 g nước trong ấm hóa hơi khi sôi cần 23 phút. Bỏ qua nhiệt dung của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg nước từ 10 o C lên đến 100 o C là 376200 J. b) Công suất của bếp điện là 1045 W. c) Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi 200 g nước ở nhiệt độ sôi là 248700 J. d) Nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100 o C xấp xỉ 2,4.10 6 J/kg. Câu 3. Một khối khí chứa 236,0210× phân tử khí Nitrogen ở nhiệt độ 027C và có khối lượng riêng 3 1,37kg/m . Cho hằng số N A = 6,02.10 23 mol -1 . Nung nóng đẳng áp khối khí đến nhiệt độ 0147C . a) Khối lượng khí Nitrogen nói trên là 28 g. b) Thể tích khí Nitrogen ở 027C là 310,22m . c) Thể tích của khí nito Nitrogen tỉ lệ thuận với nhiệt độ 0tC . d) Sau khi nung nóng đẳng áp, khí có thể tích 328dm . Câu 4. Một mol khí lí tưởng thực hiện một chu trình 1 - 2 - 3 - 4 (như hình vẽ). a) Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3) là quá trình biến đổi đẳng áp. b) Áp suất khí ở trạng thái (1) bằng 0,721 atm. c) Áp suất khí ở trạng thái (2) bằng 1,642 atm. d) Áp suất khí ở trạng thái (3) bằng 1,642 atm.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời dúng được 0,25 điểm. Câu 1. Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí được biểu diễn bằng đồ thị hình bên dưới. Biết ở trạng thái (1) khối khí có áp suất 2 atm. Áp suất của khối khí ở trạng thái (2) bằng bao nhiêu atm ? Câu 2. Một áp kế gồm một bình cầu thuỷ tinh có thể tích 3250cm gắn với ống nhỏ AB nằm ngang dài 70cm có tiết diện 20,1cm và đầu B để hở. Trong ống có một giọt thuỷ ngân. Ở nhiệt độ 020C giọt thuỷ ngân cách đầu A 10 cm. Coi thể tích của bình là không đổi. Hơ nóng bình đến nhiệt độ tối đa là bao nhiêu 0 C để giọt thuỷ ngân không tràn ra ngoài ? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên). Câu 3. Một lượng khí hidro ở o27C dưới áp suất 99720 2N/m . Khối lượng riêng của khí là bao nhiêu kg/m 3 . Câu 4. Một khinh khí cầu dùng nhiệt có thể tích quả cầu khí nóng là 3 V500m , thể tích các phần còn lại xem như không đáng kể. Tổng khối lượng của hệ thống và tải là m200kg . Không khí có áp suất đo được là p720mmHg , nhiệt độ là ot27C . Lấy 2g10m/s . Cho biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn 00T273K;p760mmHg là 3 1,29kg/m . Nhiệt độ trung bình tối thiểu của quả cầu khí nóng là bao nhiêu Kelvin để hệ thống này có thể bay lên. (Kết quả làm tròn đến phần nguyên).