Content text BỘ BÀI TẬP VẬT LÍ 10 PHÂN DẠNG THEO CHƯƠNG (2).pdf
1 ﴿ CHƯƠNG 2 CHUYỂN ĐỘNG CHƯƠNG 2 CHUYỂN ĐỘNG Dạng 1. Độ dịch chuyển – Quãng đường đi được Tự luận Câu 1: (Trích từ sách Chân trời sáng tạo tr27) Xét quãng đường AB dài 1000 m với A là vị trí nhà của em và B là vị trí của bưu điện (Hình vẽ). Tiệm tạp hóa nằm tại vị trí C là trung điểm của AB. Nếu chọn nhà em làm gốc tọa độ và chiều dương hướng từ nhà em đến bưu điện. Hãy xác định độ dịch chuyển và quãng đường đi được của em trong các trường hợp: a. Đi từ nhà đến bưu điện. b. Đi từ nhà đến bưu điện rồi quay lại tiệm tạp hóa. c. Đi từ nhà đến tiệm tạp hóa rồi quay về. Hướng dẫn giải a) Độ dịch chuyển: d = AB = 1000 m. - Quãng đường đi được: s = AB = 1000 m. b) d = AC = 500 m. - s = AB + BC = 1000 + 500 = 1500 m. c) d = 0. s = 2.AC = 2.500 = 1000 m. Câu 2: Một vận động viên chạy từ một siêu thị (A) đến cổng Sân Vận Động (D) theo hai quỹ đạo khác nhau. Hãy xác định độ dịch chuyển và quãng đường chạy được của người vận động viên trong 2 trường hợp trên. Hướng dẫn giải - Trường hợp 1: Nếu vận động viên chạy theo đường Lê Duẩn thì d AD = , về độ lớn d = AD s = AD
2 - Trường hợp 2: Nếu vận động viên chạy theo đường Điện Biên Phủ qua Lê Lợi rồi mới đến Sân vận động ở đường Văn Cao thì d AD = , về độ lớn d = AD s = AB + BC + CD Câu 3: (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tr23) Trong hình 4.6 người đi xe máy (1), người đi bộ (2), người đi ô tô (3) đều khởi hành từ siêu thị A để đi đến bưu điện B. a. Hãy so sánh độ lớn của quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ba chuyển động ở Hình 4.6. b. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau? Hướng dẫn giải a) Độ dịch chuyển của cả 3 người đều như nhau d AB = . – Quãng đường đi: 213 s s s . b) Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi chuyển động theo đường thẳng và không đổi chiều. Câu 4: (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tr24) Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị. b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. Ghi kết quả vào bảng sau: Chuyển động Quãng đường đi được s (m) Độ dịch chuyển d (m) Từ trạm xăng đến siêu thị ? TS s = ? TS d = Cả chuyến đi s = ? d = ?
3 Hướng dẫn giải Chuyển động Quãng đường đi được s (m) Độ dịch chuyển d (m) Từ trạm xăng đến siêu thị 400 TS s CS m = = 400 TS d CS m = = Cả chuyến đi s = 2.NS + NT = 2.800 + 1200 = 2800 m d = NT = 1200 m Câu 5: (Trích từ sách Cánh diều tr17) Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu? Quãng đường đi có phải là độ dịch chuyển vừa tìm được hay không Hướng dẫn giải - Độ dịch chuyển d = 0.; - Quãng đường đi được: s = 2.AB Câu 6: (Trích từ sách Cánh diều tr17) Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t2, ô tô ở cách vị trí xuất phát 12 km Từ t1 đến t2, độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu? Hướng dẫn giải d = 2 1 x x − = 12 – 5 = 700 km CHÚ Ý Khi vị trí xuất phát và vị trí kết thúc trùng nhau thì độ dịch chuyển bằng 0
4 Trắc nghiệm Câu 1: Hãy chọn câu đúng? A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. B. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. Câu 2: Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy: A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Câu 3: Nếu nói “Trái Đất quay quanh Mặt Trời” thì trong câu nói này vật nào được chọn làm mốc: A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời. Câu 4: Trong những đêm hè đẹp trời, ta ngắm Mặt trăng qua những đám mây và thấy Mặt trăng chuyển động còn những đám mây đứng yên. Khi đó ta đã lấy vật làm mốc là A. đám mây. B. mặt đất. C. trục quay của Trái đất. D. Mặttrăng. Câu 5: Tọa độ của vật chuyển động tại mỗi thời điểm phụ thuộc vào A. tốc độ của vật. B. kích thước của vật. C. quỹ đạo của vật. D. hệ trục tọa độ. Câu 6: Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây? A. Kinh độ của con tàu tại một điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại một điểm. C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó. Câu 7: “Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì? A. Vật làm mốc. B. Chiều dương trên đường đi. C. Mốc thời gian. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng