Content text Chủ đề 1 MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ.docx
Chuyển động Brown trong chất khí: Chuyển động Brown không chỉ xảy ra trong chất lỏng mà xảy ra cả trong chất khí. Thí nghiệm dùng để qua sát chuyển động Brown trong chất khí Thí nghiệm trên còn cho thấy, khi tăng nhiệt độ của không khí trong ống thuỷ tinh chứa khói thì các hạt khói chuyển động nhanh hơn. Kết luận + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. + Nhiệt độ của khí càng cao thì tốc độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử chất khí càng lớn. Trong khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí không ngừng va chạm với nhau và va chạm với thành bình (như hình dưới đây) nên tốc độ của chúng không ngừng thay đổi. Do đó, tốc độ phân tử mà ta nói tới ở trên là tốc độ trung bình của các phân tử. Trong một khối khí có thể có các phân tử chuyển động nhanh hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tốc độ trung bình. Người ta nói tốc độ chuyển động của các phân tử có tính thống kê và chỉ có ý nghĩa khi có rất nhiều phân tử. I CHUYỂN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ CHỦ ĐỀ 1 MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
Độ lớn tốc độ trung bình phân tử được xác định bởi 123vv...v v n Ở điều kiện tiêu chuẩn 05T273K0C, p = 1 atm 10 Pa, các phân tử khí oxygen chuyển động với tốc độ trung bình vào khoảng 400 m/s. Chuyển động Brown của các phân tử chất khí Tương tác giữa các phân tử trong chất khí: Giữa các phân tử khí cũng có lực đẩy và lực hút, gọi chung là lực liên kết. Khoảng cách giữa các phân tử ở thể khí rất lớn so với ở thể lỏng và thể rắn nên lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí rất yếu so với ở thể lỏng và thể rắn. Nội dung của thuyết động học phân tử chất khí: + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Lực liên kêys giữa các phân tử ở thể khí rất yếu so với ở thể lỏng và thể rắn. + Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây ra lực và áp suất lên thành bình. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ CÁC THÍ NGHIỆM VÀ HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Phân tử khí chuyển động Chuyển động Brown. II MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
hỗn loạn, không ngừng. Kích thước của các phân tử khí rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Hiện tượng khuếch tán của khí. Khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và với thành bình. Hiện tượng nén khí. Để tìm hiểu các tính chất của chất khí, người ta dùng một mô hình khí đơn giản hơn khí thực (khí tồn tại trong thực tế) nhưng vẫn phản ánh được các đặc điểm cơ bản của khí này. 1. Các phân tử khí được coi như là chất điểm, không tương tác với nhau khi chưa va chạm. 2. Các phân tử khí tương tác khi va chạm với nhau và va chạm với thành bình. Các va chạm này là va chạm hoàn toàn đàn hồi. Mô hình trên bỏ qua thể tích phân tử chất khí, bỏ qua tương tác của các phân tử khi chưa va chạm và coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi làm cho việc mô tả các hiện tượng về chất khí trở nên đơn giản, dễ dàng. Chất khí trong mô hình trên được gọi là khí lí tưởng. Một mol là lượng chất có chứa một số phần tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 gam cacbon 12. Số phân tử hay nguyên tử chứa trong một moi là N A = 6,022.20 23 (mol −1 gọi là số Avogadro). Thể tích của một mol một chất gọi là thể tích mol của chất ấy ở đktc (0°C, 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít (0, 0224 m 3 ). Khối lượng một phân tử 0 A μ m= gam N III KHÍ LÍ TƯỞNG IV LƯỢNG CHẤT, MOL CỦA CHẤT (MỞ RỘNG)
µ là khối lượng (phân tử khối) của chất cần xét. Số phân tử trong một khối lượng m một chất là AmNN phan tu m