Content text nguyen tu.docx
Nguyễn Thế Lâm 0979.85.88.03Trường THCS Tiên Du Bài 13: Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a) Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X. b) Vẽ sơ đồ nguyên tử X. c) Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X. Bài 14. Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào? Bài 15. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, neutron và electron là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định R và số hạt mỗi loại. Bài 16. Nguyên tử X có ba lớp electron kí hiệu là 2/8/3. - Xác định tên của nguyên tố X. - Đốt nóng X ở nhiệt độ cao trong không khí. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (giả sử không khí chỉ gồm N 2 và O 2 ). Bài 17. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Xác định 2 kim loại A và B. Bài 18. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong hai nguyên tử phi kim X và Y là 76, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 24. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử X là 18. Xác định 2 kim loại X và Y. Bài 19. Cho biết tổng số hạt proton, neutron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 26 hạt. Tổng số hạt mang điện của A nhiều hơn tổng số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố nào? Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau: Z N = 7; Z Na = 11; Z Ca = 20; Z Fe = 26; Z Cu = 29; Z C = 6; Z S = 16. BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỬ 17.10.2023 Lý thuyết Câu 1: Nguyên tử là gì? Ion là gì? So sánh nguyên tử và ion? Khối lượng của nguyên tử và ion có thể coi là bằng nhau hay không? Vì sao? Câu 2: Nguyên tử có cấu tạo gồm mấy phần, là những phần nào? Trong nguyên tử có mấy loại hạt cơ bản? Đặc điểm và vai trò của mỗi loại hạt? Tại sao các nguyên tử lại liên kết được với nhau? Điện tích hạt nhân do hạt nào quy định? Trong nguyên tử những loại hạt nào có số lượng bằng nhau? Vì sao? Câu 3: Nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố thì có đặc điểm gì giống nhau? Đồng vị là gì? amu là gì? 1 amu bằng bao nhiêu gam? Nguyên tử khối là gì? Cách xác định NTK? Câu 4: Ion là gi? Số OXH là gì? Từ nguyên tử làm thế nào để trở thành ion (-)? ion (+)? Viết quá trình tạo thành ion Na + ; Mg 2+ , O -2 , Cl - ; Al +3 ; P +5 Fe +2 , Fe +3 , N -3 , S +6 , N +5 từ nguyên tử của chúng và ngược lại, viết quá trình tạo thành nguyên tử của các ion trên. Câu 5: Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? So sánh nguyên tử với phân tử về cấu tạo, vai trò, sự biến đổi trong phản ứng hoá học? Tính PTK như thế nào? Tính PTK bằng amu và gam của các chất có CTHH như sau: Al; H 2 SO 4 ; Ba(OH) 2 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 6. Hợp chất A có công thức R 2 X, trong đó R chiếm 82,979% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R 2 X là 46. a. Tìm công thức của R 2 X. b. Xác định vị trí của R và X trong bảng tuần hoàn. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 52. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a) Xác định số hạt proton, neutron, electron và tên của nguyên tử X. b) A là một loại oxit của X. Trong A, X chiếm 38,8% về khối lượng. Lập công thức phân tử của A, biết M A = 183 g/mol.