PHÒNG GD&ĐT …. TRƯỜNG THCS …… ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)
[email protected] PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: NHỚ MẸ Đỗ Trung Quân Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn […] Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trước bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua, mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? (Theo https://www.thivien.net) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. Câu 2. (1,0 điểm) Trong ngữ liệu trên, câu thơ Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? có ý nghĩa gì? Câu 3. (2,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ: Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua Câu 4. (2,0 điểm) Những câu thơ sau gợi cho em suy ngẫm gì? Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua, mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
PHẦN II. VIẾT (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ sự vô tình, thản nhiên của người con đối với mẹ trong ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lối sống thờ ơ, vô cảm với những người thân xung quanh mình của một bộ phận giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2. (10,0 điểm) Cảm nhận hình ảnh người lính qua bài thơ sau: Dáng đứng Việt Nam Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng - đứng - Việt - Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân 3/1968 LÊ ANH XUÂN Nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981 ……………..Hết……………….. * Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, là con thứ của nhà giáo - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Ca Văn Thỉnh quê tỉnh Bến Tre. Năm 1954 ông cùng gia đình tập kết ra miền Bắc, được học hành đào tạo bài bản. Có lẽ vì thế nên dù là nhà sử học (ông học Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Sử) nhưng lại bén duyên và bộc lộ tài năng với thơ ca rất sớm. Năm 1964 ông được trở về miền Nam quê hương, công tác ở tiểu ban Giáo dục rồi sau đó chuyển về Hội Văn nghệ giải phóng. Lê Anh Xuân hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vào ngày 24/5/1968 sau một trận đối đầu với giặc Mỹ. Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” nhà giáo, nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - nghệ thuật 2001. Lê Anh Xuân được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011 và tên ông gắn với ba tên trường, tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre quê hương.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 - Thể thơ: tự do 0,5 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 2 Với hình thức câu hỏi tu từ, câu thơ đã nhắc nhở về sự chảy 1,0 trôi của thời gian để từ đó giúp chúng ta biết trân trọng thời gian. 3 - Biện pháp tu từ nhân hóa: thời gian - chạy điên cuồng qua 0,5 tuổi mẹ già nua. - Tác dụng: I + Giúp hình ảnh thơ thêm sinh động, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm. 0,5 + Nhấn mạnh sự gấp gáp, vội vã đến tàn nhẫn của thời gian. 0,5 + Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt, lo sợ, ám ảnh của nhà thơ 0,5 trước sự già đi nhanh chóng của mẹ. 4 Những câu thơ đã gợi suy ngẫm về: - Tình cảm lớn lao của mẹ: cuộc đời mỗi người không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Khi đó, những người xung 1.0 quanh có thể thờ ơ, dửng dung với ta nhưng mẹ sẽ luôn ở bên, lo lắng, quan tâm, sẻ chia cùng ta. - Chứa chan sự xúc động, biết ơn trước tình yêu thương, sự hi 1.0 sinh, bao dung của mẹ. II VIẾT 14,0 1 Viết bài văn nghị luân nêu suy nghĩa của bản thân về lối sống thờ ơ, vô cảm với những người thân xung quanh mình của một bộ phận giới trẻ trong cuộc sống hôm nay 4.0 1. Giải thích - Thờ ơ, vô cảm: là trạng thái tinh thần mà khi đó con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những gì xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân. - Thờ ơ, vô cảm với người thân: là sự thiếu sự quan tâm, chia sẻ giữa những người thân. => Trở thành vấn đề đáng lo ngại hiện nay. 2. Bàn luận 0,5 0.5 - Thờ ơ, vô cảm trong một bộ phận giới trẻ được biểu hiện rõ 0,5
ở sự vô tâm trước nỗi niềm, mong muốn nơi cha mẹ, ông bà, người thân thiết;… - Chỉ ra nguyên nhân 0,5 - Hậu quả 0,5 - Tuy nhiên, vẫn còn có những người biết yêu thương và san 0,5 sẻ với những người thân bên mình, biết thấu hiểu và trân trọng với những gì những người ruột thịt, thân thiết. 3. Bài học 1.0 Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp trong quá trình làm bài 2 I. Mở bài: - Giới thiệu tổng quan về bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và tác giả. II. Thân bài: Miêu tả tư thế hy sinh hiên ngang của chiến sĩ Việt Nam: - Một chiến binh với tinh thần chiến đấu kiên cường - Hình ảnh Anh đứng dựng trong cuộc chiến. - Sự dũng cảm và sự hy sinh của Anh trong trận đánh. - Hình ảnh máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng, tượng trưng cho sự hy sinh và dâng hiến. Miêu tả phản ứng của kẻ thù: - Hoảng hốt xin hàng - Sụp xuống chân Anh tránh đạn Tôn vinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc: - Hy sinh vì nước mà không cần ghi danh. - Xương máu của Anh chiến sĩ giải phóng quân đã hòa vào đất mẹ Việt Nam. - Anh là chiến sỹ Giải phóng quân, biểu tượng cho sự hy sinh và tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam. Tên Anh đã trở thành tên của đất nước, đại diện cho tình yêu quê hương và tổ quốc. III. Kết bài: - Tóm tắt ý nghĩa và thông điệp của bài thơ. - Tự hào và vinh danh sự hy sinh của Anh giải phóng quân. - Sự kết nối tình cảm giữa người lính và quê hương, tượng trưng cho sự tự do và sự vươn lên của đất nước. 1.0 3.0 2.0 3.0 1.0