Content text .BÀI 2 - Những bí ẩn của thế giới tự nhiên -VĂN 8 CTST-NỘP.docx
Ngày soạn: 1/3/2024 BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại, đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, sơ đồ. - Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục. - Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó. 2. Năng lực a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Bước đầu viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nêu được những thông tin quan trọng, mạch lạc, thuyết phục - Nghe và nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó 3. Phẩm chất:
Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu - Phiếu học tập - Tranh ảnh về sóng thần, sao băng, thế giới tự nhiên - Video: https://youtu.be/xXa5NOEtSX0 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.Khám phá tri thức Ngữ văn. b. Nội dung: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt Hs tìm hiểu tri thức Ngữ văn - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS - Hiện tượng tự nhiên: vòi rồng, lốc xoáy, mưa đá, sấm sét, sạt lỡ bùn,… - Hình thức thể hiện : văn bản thông tin d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Gv chiếu một đoạn video ngắn về hiện tượng tự nhiên, nêu một số câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trình bày: - Qua đoạn video, em hãy kể tên một số hiện tượng tự nhiên mà em biết được. - Sự bí ẩn của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ và mong muốn gì? - Những hiện tượng tự nhiên đó được đi vào tâm tưởng của mỗi người, ngoài hình thức quay video, chúng còn được thể hiện với những hình thức nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV chiếu video: https://youtu.be/xXa5NOEtSX0 - HS Quan sát, lắng nghe video và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi 1, 2… Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần) - Kết nối vào nội dung tri thức Ngữ văn 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10 phút) Tri thức Ngữ văn Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Nắm được cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. Nội dung: GV cho học sinh thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu những kiến thức cơ bản của phần tri thức Ngữ văn. Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) - Văn bản thông tin giải thích một hiện
GV yêu cầu HS thực hiện PHT số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Chỉ ra những đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên Mục đích Hình thức xuất hiện Cấu trúc Cách sử dụng ngôn ngữ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý: Tra cứu trong sách giáo khoa để hoàn thiện PHT số 1 HS: xem lại thông tin trong PHT số 1, tra cứu và thực hiện. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: Mời HS trình bày sản phẩm (PHT số 1) HS: Đại diện trình bày, lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: - Nhận xét phần chuẩn bị của HS, nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có). - Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. tượng tự nhiên được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. - Thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên. - Cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm các phần: + Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết thúc: thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích. - Cách sử dụng ngôn ngữ: thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa, sinh …) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (xoay, vỡ…), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…) VĂN BẢN 1 BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ SÓNG THẦN ? (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: