Content text ĐỀ SỐ 2 - HS.docx
ĐỀ SỐ 2 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Với mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất nào sau đây thường được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt (nước máy)? A. Chlorine. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Fluorine. Câu 2. Phản ứng refoming là phản ứng làm thay đổi cấu trúc mạch carbon mà không làm thay đổi số nguyên tử carbon của hydrocarbon đó. Trong công nghiệp chế hoá dầu mỏ, người ta thường sử dụng phản ứng refoming để tạo ra các hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng nhằm làm tăng chỉ số octane của xăng. Hãy cho biết phản ứng nào sau đây là phản ứng refoming? A. B. C. D. Câu 3. Nitơ 2N lỏng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, mẫu phẩm trong y học,... Tính chất nào sau đây của nitơ lỏng không liên quan đến ứng dụng trên? A. Trơ về mặt hoá học. B. Có nhiệt độ thấp. C. Không độc. D. Không phản ứng với oxygen. Câu 4. Glucose là đường monosaccharide phổ biến và có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong phân tử glucose ở dạng mạch hở có bao nhiêu nhóm -OH ? A. 5 . B. 4 . C. 6 . D. 3 . Câu 5. Polymer X có cấu tạo như hình vẽ thuộc loại chất dẻo, trong suốt được dùng để sản xuất kính ô tô, cửa ra vào. Polymer X được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. 23CHCHCOOCH . B. 233CHCCHCOOCH .
C. 32CHCOOCHCH . D. 332CHCOOCCHCH . Câu 6. Polymer tổng hợp được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. 2CHCHCl . B. 22CHCH . C. 22 5HNCHCOOH . D. Câu 7. Vàng Au có thể bị dát mỏng để tạo ra các vật dụng làm đồ trang sức có kích thước lớn nhưng khối lượng nhỏ hoặc bị kéo thành sợi chỉ nhỏ. Khả năng dễ bị dát mỏng hoặc dễ kéo thành sợi chỉ nhỏ của vàng dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẻo. B. Tính ánh kim. C. Tính cứng. D. Tính khử. Câu 8. Số phối tử trong phức chất 322 42CuNHOH(OH) bằng bao nhiêu? A. 4. B. 6 . C. 2 . D. 8 . Câu 9. Phát biểu nào sau đây về phức chất 3 2AgNH là đúng? A. Phức chất này được tạo ra bằng phản ứng trực tiếp giữa Ag với 3NH . B. Số phối tử trong cầu nội của phức chất trên là 3 . C. Liên kết giữa 3NH với ion Ag trong phức chất là liên kết cho - nhận. D. Phức chất trên thuộc loại phức chất không mang điện. Câu 10. Trong quá trình luyện gang, ngoài các phản ứng khử 23FeO để thành Fe còn có một số phản ứng khác theo hai sơ đồ: 2O,tC,t 2CCOCO∘∘ (1) 2SiO,tt 33CaCOCaOCaSiO∘∘ (2) Số phản ứng oxi hoá - khử xảy tra trong hai sơ đồ trên là A. 3 . B. 1 . C. 2 . D. 4 . Câu 11. Saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng được tạo bởi 1 gốc -glucose và 1 gốc - fructose, vì vậy phân tử saccharose không có nhóm - CHO . Maltose được tạo bởi 2 gốc -glucose và có thể mở vòng tạo nhóm -CHO. Sự khác nhau về cấu tạo dẫn đến khác nhau về tính chất hoá học. Phản ứng nào sau đây dùng để phân biệt được saccharose với maltose? A. Phản ứng thuỷ phân. B. Phản ứng với 2Cu(OH)/OH ở nhiệt độ thường.
C. Phản ứng với thuốc thử Tollens. D. Phản ứng với 3CHOH/ khí HCl . Câu 12. Cao su thiên nhiên được khai thác từ mủ cây cao su. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polymer của isoprene (cấu trúc như hình vẽ bên dưới). Cao su thiên nhiên không dẫn điện, không thấm nước và khí, có tính đàn hồi tốt nhưng tính đàn hồi chỉ tồn tại trong một khoảng nhiệt độ hẹp. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử polymer của cao su thiên nhiên có cấu hình cis. B. Cao su thiên nhiên tan được trong nước và trong xăng, dầu. C. Lưu hoá cao su sẽ làm tăng tính cơ lí của cao su thiên nhiên. D. Phản ứng của isoprene với hydrogen chloride là phản ứng giữ nguyên mạch carbon. Câu 13. Trong môi trường trung tính có quá trình sau: 222HO2e2OHH 22 o 2HO/2OHHE0,413 V Cho thế điện cực chuẩn của một số kim loại: 32oo Al/AlMg/MgE1,676 V, E2,356 V , 2 oo Ni/NiNa/NaE0,257 V, E2,713 V . Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết kim loại nào sau đây không thể phản ứng với nước ở điều kiện chuẩn. A. Al. B. Mg. C. Ni. D. Na. Câu 14. Vỏ tàu biển làm bằng thép, khi sử dụng lâu ngày sẽ bị gỉ. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Vỏ tàu bị gỉ chủ yếu do xảy ra ăn mòn điện hoá học. B. Để chống sự ăn mòn vỏ tàu người ta phải phủ kín vỏ tàu bằng một lớp sơn. C. Vỏ tàu bị ăn mòn là do sắt tác dụng với NaCl trong nước biển. D. Người ta gắn một số tấm kẽm Zn vào phần chìm dưới nước của vỏ tàu để hạn chế sự ăn mòn. Câu 15. Độ tan của 2Ca(OH) ở 20C∘ là 0,173 g/100 g nước. Biết khối lượng riêng của dung dịch 2Ca(OH) bão hoà ở 20C∘ là 1 g/mL . Nồng độ mol của ion 2Ca trong dung dịch bão hoà 2Ca(OH) Ở 20C∘ có giá trị gần đúng là A. 1,730 . B. 0,940 . C. 0,023 . D. 0,047 .
Câu 16. Trong một số loại tơ, nhóm -CONH- bị thuỷ phân trong môi trường kiềm. Hãy cho biết loại tơ nào sau đây sẽ không bị thuỷ phân khi ngâm và giặt trong xà phòng có độ kiềm cao? A. Tơ tằm. B. Tơ nylon-6,6. C. Tơ capron. D. Tơ nitron. Câu 17. Người ta tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide: Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa 2AgS,Ag ) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN,lọc lấy phần dung dịch chứa phức 2NaAg(CN) . Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag trong phức thu được dung dịch chứa 24NaZn(CN) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch 24HSO (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag. Nếu sử dụng 1,50 kgZn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 gam chất rắn gồm Ag và Zn dư. Hỏi lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg ? A. 2,75 . B. 4,32 . C. 2,16 . D. 3,24 . Câu 18. Một lượng lớn acetic acid được sử dụng để sản xuất vinyl acetate (dùng sản xuất keo dán, chất kết dính trong sản xuất giấy,...) và cellulose acetate (sản xuất tơ, phim ảnh,...). Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than (giá thành rẻ) theo các phản ứng hoá học sau: (a) t,xt23CO2HCHOH∘ (b) t,xt33CHOHCOCHCOOH∘ Giả thiết hiệu suất phản ứng (a) và (b) đều đạt 80% . Để sản xuất 2000 lít 3CHCOOH D1,05 g/mL cần thể tích khí CO và khí 2H lần lượt là A. 31764 m và 31960 m . B. 32450 m và 32450 m C. 31960 m và 31960 m . D. 32205 m và 32450 m . Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Isoamyl acetate có mùi chuối nên được dùng làm hương liệu nhân tạo. Trong ngành sơn, isoamyl acetate được dùng làm dung môi vecni, dung môi sơn mài,... Isoamyl acetate được điều chế theo các bước sau: Bước 1. Cho vào bình cầu 15 mL isoamyl alcohol d0,81 g/mL,1 0 mL acetic acid d1,049 g/mL và 247,0 mL HSO đậm đặc, cho thêm vào bình vài viên đá bọt. Lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đứng vào miệng bình cầu. Sau đó đun nóng bình cầu trong khoảng 1 giờ. Bước 2. Sau khi đun, để nguội rồi rót sản phẩm vào phễu chiết, lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút, chất lỏng tách thành hai lớp, loại bỏ phần chất lỏng phía dưới, lấy phần chất lỏng phía trên. Bước 3. Cho từ từ dung dịch 23NaCO 10% vào phần chất lỏng thu lấy ở bước 2 và lắc đều cho đến khi không còn khí thoát ra, thêm tiếp 20 mL dung dịch NaCl bão hoà rồi để yên khi đó chất lỏng