PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC - (Bản Học Sinh).docx

1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Học sinh: …………………………………………………………….……………. Lớp: ………………. Trường .……………………………………………………. MỚI
2 Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST Năng lượng liên kết (E b ) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết (E b ) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25 o C và 1 bar Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí tạo thành nguyên tử ở thể khí. Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng. Giống sách kết nối Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử. Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành do tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
3 CĐ1: Quy tắc octet CĐ2: Liên kết ion CĐ3: Liên kết cộng hóa trị CĐ4: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals CĐ5: Ôn tập chương 3 CĐ1 QUY TẮC OCTET PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Khái niệm liên kết hóa học ♦ Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững. ♦ Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron hóa trị tham gia vào quá trình hình thành liên kết. Các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố. Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA Số electron hóa trị 1 2 3 4 5 6 7 8 Biểu diễn nguyên tử với electron hóa trị II. Quy tắc octet ♦ Quy tắc octet (bát tử): Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm (có 8 electron ở lớp ngoài cùng hoặc 2 electron như helium). ♦ Quy tắc octet thường chỉ đúng cho các nguyên tố hóa học thuộc chu kì 2 và một số các nguyên tố kim loại, phi kim điển hình. Có một số ngoại lệ không thỏa mãn như: PCl 5 , BH 3 , SF 6 , …
4 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho các nguyên tố: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Mg (Z = 12), P (Z = 15), K (Z = 19). (a) Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên. (b) Các nguyên tử của các nguyên tố trên có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt đến cấu hình của khí hiếm gần nhất và đó là khí hiếm nào? Câu 2. Em hãy vẽ mô hình mô tả quá trình tạo lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các trường hợp sau đây: (a) Nguyên tử O (Z = 8) nhận 2 electron để tạo anion O 2- . (b) Nguyên tử Ca (Z = 20) nhường 2 electron để tạo cation Ca 2+ . (c) Nguyên tử Cl (Z = 17) “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet. Câu 3. [KNTT-SBT] Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích. Câu 4. [CD - SBT] Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B (a) Ne (Z = 10) (b) F (Z = 9) (c) Mg (Z = 12) (d) He (Z = 2) (1) Có xu hướng nhận thêm 1 electron. (2) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 8 electron bền vững. (3) Có xu hướng nhường đi 2 electron. (4) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 2 electron bền vững. Câu 5. [KNTT-SGK] Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH 3 . Đây là chất khí không màu có mùi tỏi, rất độc, không bền tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine. Câu 6. [CTST-SBT] Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.