PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ SỐ 30.docx

ĐỀ SỐ 30 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên phản ánh thông tin về nguy cơ mai một, biến mất dần của các chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2 (0,5 điểm): Các chợ nổi nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong văn bản là: Cái Bè, Phụng Hiệp, Cái Răng. Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong nhan đề bài viết: (1) Ẩn dụ: “chìm”, có nghĩa là mai một, tàn lụi, biến mất dần. Tác dụng: gợi liên tưởng về hiện trạng vắng vẻ, thưa thớt tại các khu chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhắc nhở về nguy cơ các chợ nổi sẽ không còn tồn tại nữa. Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ lo ngại và tiếc nuối trước hiện trạng chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. (2) Chơi chữ: dùng cặp từ trái nghĩa “nổi” - “chìm”, nhưng từ “nổi” được dùng với nghĩa gốc, từ “chìm” được dùng với nghĩa chuyển. Tác dụng: tạo liên tưởng độc đáo, thú vị về hiện tượng biến mất dần của các chợ nổi. Câu 4 (1,0 điểm): Thái độ của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong văn bản: (1) Trân trọng, nâng niu không gian, di sản văn hóa chợ nổi: một nét văn hóa độc đáo của đất và người miền Tây Nam Bộ; đó là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là di sản quý giá cần được gìn giữ, bảo tồn. (2) Tiếc nuối, xót xa khi chứng kiến các chợ nổi đang dần thưa vắng: Sẽ là một mất mát rất lớn nếu một ngày nào đó, khách muôn phương quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bán sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây; mặc dù lúc đó chức năng mua bán - trao đổi của chợ nổi đã không còn thiết yếu nữa. Câu 5 (1,0 điểm): (1) Từ xưa đến nay, chợ truyền thống được coi là địa điểm để người dân ở một địa phương thực hiện giao thương, buôn bán, nó gắn với nhiều đặc trưng và nét đẹp văn hóa vùng miền. Chợ luôn là nơi để giải quyết việc làm, thu nhập cho tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ lẻ. Mỗi khu chợ truyền thống tại một địa phương luôn mang những đặc trưng, dấu ấn riêng. Chợ truyền thống còn là địa điểm du lịch, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước khi đến với địa phương. (2) Tuy nhiên, khi loại hình kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội (chợ online, chợ trên mạng) ngày càng phổ biến thì chợ truyền thống đang dần mất đi vị trí vốn có. Các sạp hàng ở chợ truyền thống dần thưa vắng người. Hoạt động giao thương và thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý cần phải có những quy hoạch chiến lược để chợ truyền thống thay đổi phù hợp, phát triển và tìm lại được “chỗ đứng” của mình. Các chợ truyền thống phải tạo cho mình những cơ chế riêng về giá cả, thị trường cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng phải phát huy được những thế mạnh của chợ mua bán, trao đổi trực tiếp với các mặt hàng buôn bán đồ tươi sống trong một cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện. Những tiểu thương ở các khu chợ truyền thống cũng cần đổi mới tư duy, phương thức kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu, thói quen mua bán hàng hóa đã có từ xưa của người tiêu dùng và hướng tới đáp ứng xu thế phát triển hiện đại. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng người trẻ sống đẹp theo phong trào. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Sống đẹp theo phong trào là hiện tượng làm việc thiện, làm việc tử tế cho cộng đồng nhưng chỉ mang tính hình thức, chạy theo xu thế đám đông, phục vụ lợi ích cá nhân như để khoe khoang, đánh bóng tên tuổi, hoặc thỏa mãn nhu cầu “sống ảo trên mạng xã hội”. (2) Đoạn văn trong đề bài dẫn ra một vài hành động đáng buồn của người trẻ: “đi phượt, tiện thể làm việc thiện” nghĩa là làm việc thiện không phải là mục đích chính, không xuất phát từ tâm; chụp ảnh “sống tử tế” chỉ để ủng
hộ phong trào, muốn chứng tỏ mình hợp thời, bắt kịp xu hướng xã hội. Đây là biểu hiện của hiện tượng “sống đẹp theo phong trào”, một thực tế đáng buồn, cần được nghiêm túc nhìn nhận và phê phán. (2) Làm thiện nguyện, sống tử tế, nhân ái là điều đáng được nhân rộng, lan tỏa trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi sống đẹp, làm việc tử tế biến tướng trở thành “phong trào” để sống ảo, đánh bóng tên tuổi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. “Sống đẹp theo phong trào” không làm cho cuộc sống của những người cần giúp đỡ đẹp lên hay lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng. Làm việc tốt, “sống đẹp” là không dễ bởi ta cần vượt qua bản thân (sự vị kỷ, nỗi sợ hãi, mặc cảm,...), cần thấu hiểu người cần giúp đỡ, việc cần giúp đỡ, cần có cách thực hiện hợp lý, hiệu quả,... Mặt khác, việc “sống đẹp theo phong trào” làm cộng đồng mất niềm tin vào các tổ chức thiện nguyện chân chính, niềm tin vào hành động tử tế xuất phát từ trái tim. c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Người trẻ cần tránh việc “sống đẹp theo phong trào”. Mỗi người cần có ý thức làm việc tốt ở mọi nơi, mọi lúc, từ những điều bình dị, nhỏ bé hàng ngày. Để sống đẹp, làm việc tử tế mà không mang tính hình thức hay chạy theo phong trào thì mỗi người cần bồi đắp tri thức, phương pháp qua sách vở, đời sống, từ người khác, từ trải nghiệm của chính mình. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi ký trong đoạn trích. b. Thân bài b1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và thể loại hồi ký Tham khảo thông tin sau: (1) Nhà văn Tô Hoài (1920 - 2014) là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường. Văn xuôi của Tô Hoài nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú, đậm tính khẩu ngữ. Cát bụi chân ai là tác phẩm hồi ký xuất bản năm 1992 của nhà văn Tô Hoài. Đây là hồi ức của tác giả về những chuyến đi thực tế của chính mình và của thế hệ nhà văn cùng thời. Qua cuốn hồi ký, Tô Hoài đã thể hiện tài lột tả chân dung của các văn nghệ sĩ và làm sống lại thực trạng của cả một thời đoạn lịch sử. (2) Hồi ký thuộc thể ký, là một thiên tường thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến (Lại Nguyên Ân, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Văn học, 2016). Vì vậy, trong một tác phẩm hồi ký thường có yếu tố phi hư cấu (nhân vật, sự kiện của hiện thực) và yếu tố hư cấu (sự kiện, nhân vật trong trí nhớ, cảm xúc, tư tưởng của tác giả). b2. Sự kết hợp của yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản (1) Các ý kiến đánh giá về đời và văn của Nguyễn Tuân. Nhân vật mà tác giả lựa chọn để khắc họa chân dung trong những trang hồi ký này là nhà văn Nguyễn Tuân - một cây bút văn xuôi độc đáo, nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Yếu tố phi hư cấu nằm ở việc tác giả liệt kê các ý kiến đánh giá khác nhau về cuộc đời và sáng tác của nhân vật mà ông khắc họa: “Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiêng, khệnh khạng.” Sau khi liệt kê các ý kiến, tác giả cũng đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm về “cái chơi” độc đáo của Nguyễn Tuân: “Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ.” (2) Chi tiết kể về các trang viết của Nguyễn Tuân về gian hàng quà ở chợ Đồng Xuân, phố Phái, chi tiết Nguyễn Tuân lên chơi, gặp “ông cửa hàng trưởng Bodega, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bán cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào hay nhà ông Ba trên Nghĩa Đô được trân trọng” vừa có yếu tố phi hư cấu (nhân vật, địa chỉ xác thực) vừa
thể hiện trải nghiệm của Tô Hoài khi chứng kiến tình cảm người Hà Nội dành cho Nguyễn Tuân, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca: “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc, khoác khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu.” “Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xá ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái” hay niềm cảm phục: “Cái duyên ấy xưa rày vẫn như một; chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại liên kết với nhau.” b3. Tác dụng của sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong văn bản (1) Đoạn trích đưa ra những địa chỉ, con người, những câu chuyện và hoàn cảnh có thật, tạo cho người đọc hình dung chân thật về cuộc đời, con người của nhà văn Nguyễn Tuân. Kết hợp các yếu tố phi hư cấu cùng trải nghiệm của tác giả khi chứng kiến tình cảm của người đọc dành cho Nguyễn Tuân hay cảm nhận về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân sẽ tăng tính thuyết phục của văn bản. (2) Việc kết hợp giữa các yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của tác giả tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về hình ảnh, đa dạng, phong phú về cảm xúc, tô đậm tính hình tượng và tính truyền cảm cho ngôn ngữ trong văn bản, đồng thời tạo ra tính thẩm mỹ và sự sắc nét cho tác phẩm hồi ký. (3) Việc kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu và trải nghiệm, thái độ trong văn bản hồi ký cho phép tác giả Tô Hoài đưa ra các suy nghĩ, đánh giá sâu sắc hơn về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân không chỉ làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà những sáng tác của Nguyễn Tuân đã làm nên linh hồn của phố xá, muôn vật trời đất Hà Nội. (4) Kết hợp giữa hai yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản có thể tạo ra những ý tưởng và cách tiếp cận mới, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc khác biệt và độc đáo. c. Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật viết hồi ký của Tô Hoài trong đoạn trích: giọng văn sắc sảo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ đã tạo nên một bức chân dung sống động, chân thực về nhân vật được nói tới - nhà văn Nguyễn Tuân. Điều này là nét đặc sắc của văn bản, làm nên sự thành công cho tập hồi ký Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.