PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Phần 3 - Đề số 2-HS.docx

Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 2 Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Nước ta nằm ở A. rìa phía đông của Thái Bình Dương. B. gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. khu vực nội chí tuyến bán cầu Nam. D. khu vực hoạt động của gió Tây ôn đới. Câu 2. Vùng ít chịu ảnh hưởng của bão nhất là A. trung du Bắc Bộ. B. ven biển Bắc Trung Bộ. C. ven biển Nam Trung Bộ. D. ven biển Nam Bộ. Câu 3. Lao động nước ta hiện nay A. có kỉ luật lao động tốt. B. phân bố không đều. C. chỉ hoạt động nông nghiệp. D. tập trung chủ yếu ở thành thị. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay? A. Thành lập các khu công nghiệp tập trung. B. Các vùng chuyên canh lớn được hình thành. C. Tạo sự phân hoá sản xuất lớn giữa các vùng. D. Vai trò kinh tế tư nhân ngày càng quan trọng. Câu 5. Vùng nào sau đây có lợi thế nhất về nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực. A. BTB&DHMT. B. TD&MNBB. C. ĐBSCL. D. Đông Nam Bộ. Câu 6. Biện pháp chủ yếu để duy trì độ che phủ rừng cao ở Tây Nguyên là A. bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng rừng mới. B. phòng chống cháy rừng, ngăn chặn đốt rừng. C. nghiêm cấm khai thác và xuất khẩu gỗ. D. lập vườn quốc gia, cấm khai thác triệt để. Câu 7. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có A. lịch sử phát triển sớm nhất. B. tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước cao nhất. C. quy mô GRDP cao nhất.
D. số dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Câu 8. Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió tốt nhất là A. từ Bình Định đến Cà Mau. B. từ Quảng Ninh đến Hải Phòng. C. từ Thanh Hoá đến Quảng Trị. D. từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Câu 9. Thiên nhiên phân hoá đa dạng do tác động tổng hợp của các nhân tố A. địa hình đa dạng và có nhiều khối khí tranh chấp. B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình và gió mùa. C. Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần và vị trí giáp Biển Đông. D. vị trí gần chí tuyến và gió Tây khô nóng thổi mạnh. Câu 10. Thuận lợi chủ yếu của nước ta về tự nhiên để phát triển đánh bắt thuỷ sản nước ngọt là A. có các vịnh biển và bãi triều. B. có nhiều cửa sông rộng. C. mạng lưới sông hồ dày đặc. D. có diện tích rừng ngập mặn lớn. Câu 11. Hoạt động của ngành giao thông đường hàng không ở nước ta hiện nay A. chỉ có các tuyến bay quốc tế. B. phát triển đồng đều ở các vùng. C. có sự phát triển nhanh chóng. D. chỉ có doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Câu 12. Dân cư ĐBSCL chủ động sống chung với lũ không phải do A. lũ lên chậm và xuống rất chậm. B. lũ cũng mang lại nhiều nguồn lợi. C. tập quán lâu đời của người dân. D. lũ xảy ra thường xuyên và quanh năm. Câu 13. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng lạnh nhất giảm từ Nam ra Bắc chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Đặc điểm địa hình. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Bão và áp thấp nhiệt đới. D. Lãnh thổ kéo dài 15 độ vĩ. Câu 14. Các đô thị của nước ta hiện nay A. chỉ phân bố ở vùng ven biển. B. đều là các trung tâm du lịch lớn. C. đều có mật độ dân số rất thấp. D. là nơi thú hút được nhiều đầu tư.
Câu 15. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với việc phát triển thuỷ điện ở vùng TD&MNBB? A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. Góp phần điều tiết chế độ nước sông. C. Thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống. D. Mở rộng mạng lưới giao thông đường thuỷ. Câu 16. Các ngành dịch vụ ở ĐBSH phát triển nhanh mang lại lợi ích chủ yếu nào sau đây? A. Đảm bảo sự phát triển bền vững. B. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên. C. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho vận tải đường biển ở DHNTB phát triển nhanh trong thời gian gần đây là A. trình độ lao động được nâng cao. B. tăng trưởng kinh tế nhanh. C. nhiều vụng biển sâu, kín gió. D. thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Câu 18. Đông Nam Bộ là vùng có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu là do A. ít chịu ảnh hưởng của bão. B. nằm gần các ngư trường lớn. C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. có nhiều rừng ngập mặn ven biển. Phần II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Ở Việt Nam, số ngày mưa nhiều và lượng mưa lớn, nhất là ở những vùng núi đón gió. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 1 500 – 2 000 mm, trừ nơi khuất gió có thể giảm xuống dưới 1 000 mm. Tính chất ẩm còn được thể hiện ở cân bằng mưa – bốc hơi.” (Theo: Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2012, tr.116) a) Tính chất ẩm là một đặc điểm của khí hậu Việt Nam. b) Lượng mưa rải đều trên cả nước. c) Cân bằng ẩm trong năm luôn dương. d) Vùng núi cao đón gió có mưa ít. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2021 (Đơn vị: triệu người)
Năm 2000 2010 2015 2021 Lực lượng lao động 37,6 50,4 54,3 50,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2001, 2011, 2016, 2022) a) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta tăng liên tục. b) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta giai đoạn 2015 – 2021 giảm. c) Giai đoạn 2000 – 2010, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta giảm 12,8 triệu người. d) Giai đoạn 2000 – 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta tăng trên 1,3 lần. Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 là năm thực hiện đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế, trong đó có festival quốc tế ngành hàng lúa gạo,...; qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông – lâm – thuỷ sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.” (Nguồn: Báo điện tử Chính phủ, ngày 03/01/2024) a) Nông nghiệp có vai trò to lớn trong nền kinh tế đất nước. b) Một trong các xu hướng chính là phát triển nông nghiệp hàng hoá, hướng ra xuất khẩu. c) Tỉ trọng đóng góp của ngành trồng lúa ngày càng tăng. d) Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự thay đổi mạnh mẽ. Câu 4. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: CƠ CẤU GRDP CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2021 (Đơn vị: %) Vùng Tiêu chí Cả nước Đông Nam Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 12,6 4,7 Công nghiệp, xây dựng 37,5 42,6 Dịch vụ 41,2 42,2 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,7 10,5 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022) a) Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất nước ta. b) Tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu GRDP của Đông Nam Bộ rất nhỏ.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.