Content text ĐỀ SỐ 3 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn là phương pháp A. phưng pháp ngâm chiết. B. chiết lỏng – lỏng. C. phương pháp chưng cất. D. chiết lỏng – rắn. Câu 2. Muối ammonium X được sử dụng làm phân bón đồng thời cũng có thể được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ khí dinitrogen oxide (N 2 O). Tên gọi của X là A. ammonium chloride. B. ammonium nitrate. C. ammonium nitrite. D. ammonium carbonate. Câu 3. Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau A. theo đúng hóa trị và một thứ tự nhất định. B. theo một thứ tự nhất định. C. theo đúng số oxi hóa. D. theo đúng hóa trị. Câu 4. Tên nhóm chức có trong phân tử CH 3 -CH=O là A. ketone. B. ester. C. alcohol. D. aldehyde. Câu 5. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thuận nghịch? A. HCOOH + CH 3 OH ⇌ HCOOCH 3 + H 2 O. B. 2SO 3 ⇌ 2SO 2 + O 2 . C. HbO 2 + CO ⇌ HbCO + O 2 . D. Zn + HCl ZnCl 2 + H 2 . Câu 6. Cho dãy các chất sau: C 3 H 8 , CHCH, CH 3 OH, C 6 H 6 , C 2 H 5 I, C 6 H 12 O 6 , HCN, CH 3 OCH 3 . Số dẫn xuất hydrocarbon trong dãy trên là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 7. Các hợp chất hữu cơ thường có đặc điểm chung nào sau đây? A. Dễ cháy và bền với nhiệt. B. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết ion. C. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau. D. Phần lớn không trong nước và dung môi hữu cơ không phân cực. Câu 8. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Calcium, magnesium. B. Nitrate, phosphate. C. Sodium, potassium. D. Chloride, sulfate. Câu 9. Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetic acid: Phân tử khối của acetic acid là A. 43. B. 45. C. 60. D. 29. Mã đề thi: 333
Câu 10. Cho các phương trình hoá học sau: (1) S + O 2 ot SO 2 (2) S + Fe ot FeS Phát biểu nào sau đây đúng? A. S vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. B. S chỉ thể hiện tính oxi hoá. C. S chỉ thể hiện tính khử. D. S không thể hiện tính khử và không thể hiện tính oxi hoá. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại dạng đơn chất. B. Thành phần chính của khoáng diêm tiêu Chile là KNO 3 . C. Nitrogen trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị: 14 7N (99,63%) và 15 7N (0,37%). D. Ở dạng đơn chất, nitrogen chiến khoảng 20% thể tích của không khí. Câu 12. Hai chất CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 và CH 3 CH(NH 2 )CH 3 thuộc loại đồng phân A. mạch carbon. B. loại nhóm chức. C. vị trí nhóm chức. D. hình học. Câu 13. Chất nào sau đây không bay hơi ở điều kiện thường do nhiệt độ sôi rất cao (337 o C)? A. H 2 O. B. HNO 3 . C. NH 3 . D. H 2 SO 4 . Câu 14. Quy trình sản xuất đường mía trong công nghiệp được mô tả ngắn gọn như sau: Sulfur dioxide được sử dụng trong sản xuất đường mía nhờ vào A. tính độc hại. B. tính tẩy màu. C. tính oxi hóa. D. tính diệt khuẩn. Câu 15. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng? A. CH 4 và C 2 H 4 . B. CH 4 và C 2 H 6 . C. C 2 H 4 và C 2 H 6 . D. C 2 H 2 và C 4 H 4 . Câu 16. Hợp chất hữu cơ X có 82,76% khối lượng là carbon, còn lại là hydrogen. Công thức đơn giản nhất của X là A. CH 5 . B. C 5 H. C. C 2 H 5 . D. C 5 H 2 . Câu 17. Phân tử ammonia có dạng hình học là A. đường thẳng. B. tam giác đều. C. tứ diện. D. chóp tam giác. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (1) Trong phân tử HNO 3 , nguyên tử nitrogen có hoá trị V và số oxi hoá +5. (2) Nitric acid có tính acid mạnh, đồng thời là chất oxi hóa mạnh. (3) Nitric acid bị phân hủy chậm, dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc ánh sáng. (4) Silver không tan trong dung dịch nitric acid đặc nguội. (5) Trong phân tử HNO 3 , liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử hydrogen. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt ở môi trường có pH phù hợp, việc nghiên cứu pH của đất rất quan trọng trong nông nghiệp. Một số loại cây trồng phù hợp với đất có giá trị pH cho trong bảng sau: Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp Bắp 5,7 – 7,5 Cây chè 4,5 – 5,5 Cà chua 6,0 – 7,0 Thanh long 4,0 – 6,0 Cải thảo 6,5 – 7,0 Lúa 5,5 – 6,5 Hành tây 6,4 – 7,9 Mía 5,0 – 8,0 Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52. a. Vùng đất trên phù hợp trồng cây chè và thanh long.
b. Loại đất trên bị nhiễm chua, để trồng hành tây, cà chua, mía phát triển tốt ta cần khử chua cho đất bằng cách rắc vôi bột (chứa chủ yếu CaO) hoặc bón tro thực vật (tro đốt rơm rạ). c. Để cây cải thảo và hành tây phát triển tốt, ta cần bón nhiều đạm hai lá (NH 4 NO 3 ) qua nhiều vụ liên tiếp để đất có giá trị pH phù hợp. d. Để cải tạo đất cằn cỗi thì một biện pháp hữu hiệu là sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân trùn quế. Câu 2. Khi nhỏ vài giọt sulfuric acid đặc vào một xấp giấy ăn khô (thành phần chính là cellulose (C 6 H 10 O 5 ) n ), giấy ăn sẽ hoá đen ở chỗ tiếp xúc, bốc cháy và tạo nhiều khói, khói này có thể làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm. a. Giấy ăn hoá đen (than hoá) là do cellulose trong giấy bị khử thành carbon. b. Nếu thay giấy quỳ tím ẩm bằng giấy nhúng dung dịch KMnO 4 , giấy sẽ bị mất màu. c. Trong khói sinh ra, có chứa sulfur trioxide là một acidic oxide. d. Việc rò rỉ sulfuric acid trong quá trình lưu trữ không đúng cách có thể gây hoả hoạn. Câu 3. Mỗi phát biểu nào sau là đúng hay sai khi nói về muối sulfate? a. Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO 4 , BaSO 4 rất ít tan trong nước. b. Magnesium sulfate được dùng làm thuốc điều trị bệnh liên quan đến hồng cầu, dùng làm chất hút mồ hôi tay cho các vận động viên, … c. Calcium sulfate là thành phần chính của các loại thạch cao. Phân tử chất này thường ngậm nước với số lượng các phân tử H 2 O khác nhau, tạo ra các loại thạch cao có ứng dụng khác nhau. d. Barium sulfate là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước. Chất này được dùng tạo màu trắng cho các loại giấy chất lượng cao. Câu 4. Hợp chất X có công thức phân tử C 3 H 6 O. Trên phổ hồng ngoại của X có các tín hiệu hấp thụ đặc trưng trong khoảng 1740 – 1670 cm -1 . Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng như sau: Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) -OH (alcohol) 3500 - 3200 -NH- (amine) 3300 - 3000 -CHO (aldehyde) 2830 - 2695 (C-H) 1740 - 1685 (C=O) -CO (ketone) 1715 - 1666 (C=O) -COOH (carboxylic acid) 3300 - 2500 (OH) 1760 - 1690 (C=O) -COO- (ester) 1750 - 1715 (C=O) a. X có thể là hợp chất alcohol. b. X có mạch carbon không phân nhánh. c. X thuộc loại hợp chất carbonyl, phân tử có chứa nhóm chức C=O. d. Phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon trong phân tử X chưa đến 60%. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Quá trình sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp được thực hiện dựa trên các phản ứng sau: (1) o t 22S O SO (2) o t 222324FeS 11O 2FeO 8SO (3) 25oVO 223 t2SO O 2SO⇀ ↽ (4) 243227HSO SO HSO Liệt kê các phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử theo chiều tăng dần số thứ tự (ví dụ: 1234, 234,…). Câu 2. Trong phân tử ammonia, số cặp electron dùng chung giữa nguyên tử nitrogen với các nguyên tử hydrogen là bao nhiêu?
Câu 3. Amphetamine (còn được gọi là hồng phiến) là một dạng chất ma túy có tác dụng gây kích thích thần kinh, tăng cường sức chịu đựng, tăng cảm giác hưng phấn, nếu sử dụng quá liều sẽ gây nghiện, dẫn đến lạm dụng; ảnh hưởng xấu tới đến hệ thần kinh; gây rối loạn nhịp tim, tăng hoặc giảm huyết áp; gây rối loạn nhịp thở, co giật; suy nhược cơ thể… Amphetamine có cấu tạo như sau: Amphetamine có bao nhiêu nguyên tử hydrogen? Câu 4. Trong các chất sau: HCl, NaOH, HF, Fe 2 O 3 , K 2 SO 4 , NH 4 Cl và Fe(OH) 2 . Có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh trong dãy các chất trên? Câu 5. Để nghiên cứu thành phần hóa học của một loại cây thuốc người ta làm như sau: Ngâm mẫu cây trong dung môi thích hợp (thường là ethanol) một thời gian, sau đó gạn lấy chất lỏng. Đun sôi hỗn hợp để thu hồi bớt dung môi, được hỗn hợp sệt sệt gọi là cao tổng. Cho cao tổng vào cột sắc kí, sau đó đổ dung môi thích hợp vào trên lớp cao tổng. Dùng các lọ nhỏ hứng lấy các phân đoạn chất lỏng chảy ra khỏi cột sắc kí, sau đó đem xác định chất có trong mỗi phân đoạn. Trong quá trình trên đã áp dụng mấy phương pháp để tách và tinh chế chất? Câu 6. Một phương pháp được đề xuất để loại bỏ SO 2 khỏi khí thải của nhà máy điện bằng cách dẫn khí thải qua dung dịch H 2 S. Cần bao nhiêu m 3 H 2 S (ở đkc) để loại bỏ SO 2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 2,0 tấn than chứa sulfur chiếm 3,6% theo khối lượng? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.