PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 28 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 28 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: “Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam” đã trở thành cụm từ tìm kiếm nổi bật trên các nền tảng truyền thông đại chúng và xuất hiện như một điểm hẹn lý tưởng của người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung ngay trong những ngày đầu tiên mở cửa đón khách tham quan. Âm vang và sức nóng ấy như một tín hiệu thôi thúc những trái tim yêu lịch sử và những đôi chân ưa khám phá tìm đến tham quan, trải nghiệm. Những kỷ vật “sống” đã khơi thức ở trong ký ức con người về một thời đại đã qua. Những biểu tượng thiêng liêng khắc họa sống động lịch sử hào hùng của một thời hoa lửa. Có những đôi mắt khóc - những đôi mắt cười, có muôn ngàn hứng khởi - có cả trăm lần trầm tư,... Sự cộng hưởng của đa dạng những xúc cảm và trải nghiệm của một lần khám phá có lẽ chưa là đủ đối với những người trẻ - thế hệ chưa thể thấu hiểu hết thảy mọi ý nghĩa thiêng liêng của những kỷ vật và biểu tượng lịch sử. Hơn cả những tái hiện về mặt lịch sử của sự kiện, bảo tàng đã tái hiện sống động lịch sử tâm hồn con người. Bên cạnh những phút giây choáng ngợp đầu tiên trước quy mô hoành tráng và hiện đại của Bảo tàng Quân sự “khủng” nhất Việt Nam hiện tại, khách tham quan có dịp trở về với những chân thật của cảm xúc và chú tâm hoàn toàn vào việc quan sát, chiêm nghiệm những hiện vật. Câu biểu ngữ ở Bảo tàng Đôn Hoàng, Trung Quốc: “Tôi không phải hiện vật đã chết một nghìn năm mà là sinh mệnh đã sống một nghìn năm” dường như cũng thật đúng khi đặt vào việc trải nghiệm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Những hiện vật không nằm im trong tủ kính đợi chờ một sự quan sát đơn thuần, những hiện vật vốn dĩ có cuộc sống của riêng nó trước khi được đặt trong bất kỳ sự trưng bày nào. Đi từ tâm thế đó, người trẻ sẽ có dịp để trí tưởng tượng phát huy khi lần lượt chiêm ngắm những biểu tượng, hiện vật của quá khứ. Từ những biểu tượng điển hình như “cánh chim sắt” MiG-21 mang số hiệu 4324, MiG-21 mang số hiệu 5121 hay xe tăng T54B số hiệu 843… đến chiếc khăn thêu tay, chiếc mũ của một em bé sơ sinh…và cho đến cả vết chỉ sờn trên những tấm áo của người lính, vết đạn xuyên qua xác máy bay B52, những nét chữ trên tập san quân đội chứa cả ngọn nguồn hy vọng…Tất thảy đều là những hiện vật “sống”, dường như đang đối thoại với chúng những câu chuyện của quá vãng, với “người xưa”. Thời chiến là thế đấy. Con người của một thời đã gan dạ và anh dũng, đã hy sinh và tạc nên dáng hình Tổ quốc. Những đứa trẻ ngây thơ cười giòn khi chúng được nhìn thấy tận mắt những chiếc máy bay hay xe tăng trong tưởng tượng. Nhưng những cựu chiến binh khoác trên mình bộ quân phục hòa bình, đôi mắt đôi lần ánh lên niềm tự hào khôn xiết, nhưng cũng thật không hiếm những lần lệ nhòa khi ngắm nhìn những hiện vật và quan sát những bản đồ trận địa trong sa bàn quân sự. Có lẽ ký ức cá nhân đang trở về, ký ức dân tộc đang trỗi dậy trong tâm khảm của những người lính đã một thời xông pha nơi trận mạc. Chúng ta ngỡ như mình đang được chứng kiến những nguyên mẫu nhân vật người lính trong những sáng tác hậu chiến như “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh) hay “Mình và Họ” (Nguyễn Bình Phương). Thân thể những người lính ấy có thể đã bước ra khỏi cuộc chiến nhưng một phần tâm hồn có lẽ vĩnh viễn ở lại. Những cuộc chiến đã qua đi những hồi ức thì còn mãi. Trong hồi ức ấy có những vang dội chiến công nhưng cũng có cả những gương mặt người đã khuất, những ngưng đọng của thời gian, của nỗi đau...và nhiều khi là những hy vọng mong manh. Để cộng hưởng trong một không gian thiêng liêng của lịch sử và dòng mạch của ký ức, những giọt nước mắt trào lên vì những tổn thương dân tộc, vì những số phận người đã anh dũng ngã xuống - “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” […] Có được hòa bình, độc lập, thế hệ cha ông chúng ta đã phải đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu. Bởi lẽ đó, ít nhiều trong một lần thưởng lãm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, hai chữ “hiếu sinh” - trân trọng sinh mệnh, trân trọng sự sống một lần nữa được khắc ghi trong tâm khảm như một nền tảng cho ý thức trân trọng quá khứ - trân quý hiện tại - hướng tới tương lai. (Theo Mai Thu Duyên, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-noi- ket-noi-hien-tai-va-qua-khu-685725.html)
Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thông tin chính được cung cấp trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra một số hiện vật trưng bày tại bảo tàng được tác giả nhắc tới trong văn bản. Câu 3. Phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Thân thể những người lính ấy có thể đã bước ra khỏi cuộc chiến nhưng một phần tâm hồn có lẽ vĩnh viễn ở lại. Những cuộc chiến đã qua đi những hồi ức thì còn mãi. Trong hồi ức ấy có những vang dội chiến công nhưng cũng có cả những gương mặt người đã khuất, những ngưng đọng của thời gian, của nỗi đau...và nhiều khi là những hy vọng mong manh. Câu 4. Nhận xét về tình cảm, thái độ của người viết thể hiện trong văn bản. Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về vai trò của lịch sử với tuổi trẻ. (Trình bày 5-7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn trích phần Đọc – hiểu có viết: hai chữ “hiếu sinh” - trân trọng sinh mệnh, trân trọng sự sống một lần nữa được khắc ghi trong tâm khảm như một nền tảng cho ý thức trân trọng quá khứ - trân quý hiện tại - hướng tới tương lai. Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về sức mạnh của niềm tự hào dân tộc. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau; Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa trăm ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu? (Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, ThiViện.net)* Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu (Trích Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh, ThiViện.net) ** Chú thích: (*) Hoàng Cầm (1922-2010) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, thuộc thế hệ thơ chống Pháp. Hoàng Cầm được biết đến với những tác phẩm thơ ca mang đậm tính chất dân tộc và hình ảnh quê hương. Bên kia sông Đuống là một bài thơ nổi bật của Hoàng Cầm, sáng tác 1948 - khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra hết sức ác liệt. Khi Hoàng Cầm đang công tác ở chiến khu Việt Bắc thì nghe tin quê nhà bị giặc chiếm đóng. Ngay  trong đêm ấy, ông đã viết nên bài thơ với những dòng cảm xúc đau đớn đầy căm hờn... (**) Tế Hanh (1921-2009) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, sinh ra tại Quảng Ngãi. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam, với nhiều tác phẩm hay viết về vẻ đẹp thiên nhiên và quê hương...
Nhớ con sông quê hương là một bài thơ nổi tiếng của Tế Hanh, được sáng tác vào năm 1956 - thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tất cả nỗi nhớ và niềm yêu thương quê hương nên Tế Hanh đã sáng tác nên bài thơ. --------------Hết----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Thông tin chính được cung cấp trong văn bản: giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam 0,5 2 Một số hiện vật trưng bày tại bảo tàng được nhắc đến trong văn bản: + “cánh chim sắt” MiG-21 mang số hiệu 4324; MiG-21 mang số hiệu 5121 + xe tăng T54B số hiệu 843… + chiếc khăn thêu tay, chiếc mũ của một em bé sơ sinh… + những tấm áo của người lính + vết đạn xuyên qua xác máy bay B52 + những nét chữ trên tập san quân đội chứa cả ngọn nguồn hy vọng… 0,5 3 - Học sinh chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ + Biện pháp tương phản: Thân thể những người lính ấy có thể đã bước ra khỏi cuộc chiến >< một phần tâm hồn có lẽ vĩnh viễn ở lại. Những cuộc chiến đã qua đi >< những hồi ức thì còn mãi. + Biện pháp liệt kê: những vang dội chiến công, những gương mặt người đã khuất, những ngưng đọng của thời gian, của nỗi đau, những hy vọng mong manh. - Hiệu quả nghệ thuật: + Làm cho diễn đạt sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm, tăng sức thuyết phục. + Nhấn mạnh những tác động của chiến tranh đối với cuộc sống của những người lính. Dẫu cuộc chiến đã kết thúc nhưng những dấu ấn của nó vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn của họ. + Tác giả nhắn nhủ mọi người cần biết trân trọng quá khứ, thấu hiểu những hi sinh, mất mát mà cha anh đã trải qua. 1,0 4 - Tình cảm, thái độ của người viết trong văn bản: + Thể hiện niềm yêu thích, tự hào về một công trình kiến trúc rất công phu của Hà Nội. + Ngưỡng mộ, trân trọng những giá trị lớn lao của bảo tàng đối với đơi sống tinh thần của nhân dân. + Trân trọng, biết ơn những cống hiến, hi sinh của các thế hệ đi trước được thể hiện qua những hiện vật trưng bày và cả những người lính đến thăm bảo tàng - Tình cảm, thái độ trên cho thấy người viết rất tâm huyết với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và mong muốn lan tỏa những giá trị, ý nghĩa của công trình này đến đông đảo nhân dân. 1,0 5 - Nội dung văn bản: giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - HS bày tỏ suy nghĩ về vai trò của lịch sử với tuổi trẻ: (có thể theo hướng) Lịch sử giúp thế hệ trẻ hiểu rõ nguồn gốc của dân tộc mình; là yếu tố kết nối các thế hệ giúp người trẻ nhìn nhận và trân trọng những gì mà ông cha đã xây dựng và gìn giữ; xây dựng niềm tự hào dân tộc… 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về sức mạnh của niềm tự hào dân tộc. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). 0,25

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.