Content text ĐỀ 8 - GK1 LÝ 12 - FORM 2025 - TDN1- HS.docx
A. chất rắn không nhận năng lượng. B. nhiệt độ của vật rắn tăng, C. nhiệt độ của chất rắn giảm. D. chất rắn đang nóng chảy. Câu 8. Hình bên dưới là các dụng cụ trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước Hãy cho biết dụng cụ số (4) là gì? A. Cân điện tử. B. Biến thế nguồn. C. Nhiệt kế. D. Bình nhiệt lượng kế. Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Dầu ăn vón cục vào những ngày trời lạnh. B. Đúc tượng đồng. C. Làm đá trong tủ lạnh. D. Những giọt nước hình thành ở thành cốc nước lạnh. Câu 10. Chất rắn nào dưới đây là chất rắn vô định hình? A. Thủy tinh ( hình 1 ). B. Băng phiến ( hình 2 ). C. Hợp kim ( hình 3 ). D. Kim loại ( hình 4 ). Câu 11. Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì (1) các phân tử khí chuyển động nhiệt. (2) các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. (3) giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 12. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất? A. Bình A. B. Bình B. C. Bình C. D. Bình D. Câu 13. Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau. Quá trình truyền nhiệt của hai vật đó A. dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau. B. dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
C. tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau. D. cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau. Câu 14. Cho nhiệt độ đông đặc của rượu là –117 0 C, của thủy ngân là –38,83 0 C. Vì sao ở nước lạnh người ta thường dùng nhiệt kế rượu thay vì nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời? A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác. B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu. C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục độ C thì rượu bay hơi hết. D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường – 50 0 C. Câu 15. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 15°C thì cho hai khối đồng và chì vào cùng một lò nung. Bỏ qua trao đổi nhiệt với môi trường. A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. Thời gian hấp thụ nhiệt của chì lớn hơn của đồng. C. Công suất hấp thụ nhiệt của chì nhỏ hơn đồng. D. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. Câu 16. Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K và nhiệt độ tăng không vượt quá nhiệt độ hóa hơi của rượu. Nhiệt độ tăng thêm của rượu khi cung cấp cho 1,5kg rượu một nhiệt lượng 210kJ là bao nhiêu ? A. Tăng thêm 56 0 C. B. Tăng thêm 329K. C. Tăng thêm 329 0 C. D. Tăng thêm 56K. Câu 17. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.10 5 J/kg. Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 250g nước đá ở 0°C là A. Q = 1,336 MJ. B. Q = 1336 kJ. C. Q = 83,5 kJ. D. Q = 8,35 MJ. Câu 18. Một học sinh sử dụng bộ thiết bị có sơ đồ nguyên lí hoạt động như hình a để so sánh năng lượng nhiệt cần thiết để làm nóng những khối vật liệu khác nhau. Các khối vật liệu có khối lượng bằng nhau và có nhiệt độ ban đầu là 22 0 C. Học sinh đó tiến hành đo thời gian cần thiết để nhiệt độ của mỗi khối vật liệu tăng lên thêm 5 0 C. Kết quả được biểu diễn ở hình b. Vật liệu nào có nhiệt dung riêng lớn nhất? A. Bê tông. B. Đồng. C. Sắt. D. Thiếc. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Câu 1. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 2 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy piston đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 12 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí? Phát biểu Đúng Sai a Khối khí nhận nhiệt và sinh công. b Công mà khối khí thực hiện là 0,3 J. c Theo quy ước, giá trị của Q và A trong biểu thức nguyên lý I Nhiệt động lực học là Q = - 2J và A = 0,3J. d Nội năng của khối khí tăng 1,7J. Câu 2. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 250g chứa 300g nước ở nhiệt độ 8 0 C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 460g đã nung nóng tới 100 0 C vào nhiệt lượng kế. Nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21 0 C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4,18.10 3 J/kg.K, của đồng thau là 0,128.10 3 J/kg.K.
Phát biểu Đúng Sai a Khi thả miếng kim loại vào nhiệt lượng kế thì miếng kim loại toả nhiệt. b Nhiệt lượng mà miếng kim loại tỏa ra là 30,154toaklQc . c Nhiệt lượng mà hệ nhiệt lượng kế chứa nước thu được là 16708,25J. d Nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại là 280J/(kg.K). Câu 3. Hình bên mô tả mối quan hệ giữa hai thang đo nhiệt độ X và Y. Phát biểu Đúng Sai a Khi nhiệt độ là 32 0 Y sẽ tương ứng với nhiệt độ 0 0 X. b Độ biến thiên nhiệt độ là 100 0 X trên thang đo nhiệt độ X sẽ tương ứng với độ biến thiên 212 0 Y trên thang đo nhiệt độ Y. c Mối liên hệ giữa hai thang đo nhiệt độ được cho bởi công thức: T Y =1,8T X + 32. d Tại nhiệt độ 11,4 độ thì giá trị trên hai thang đo là bằng nhau. Câu 4. Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước: Cho một lượng nước vào một ấm đun có công suất P = 1800W, hiệu suất của ấm 100%. Cấp dòng điện xoay chiều cho ấm đun. Khi nước sôi, mở ấm đun để nước bay hơi ra ngoài làm khối lượng nước giảm dần. Tiếp tục cấp điện cho ấm đun, khi đó công của dòng điện chuyển thành nhiệt lượng làm nước hoá hơi. Gọi Δm là khối lượng nước bay hơi sau thời gian t, L là nhiệt hoá hơi riêng của nước ở nhiệt độ sôi. Coi hiệu suất của bếp là 100%. Phát biểu Đúng Sai a Nhiệt lượng làm khối lượng nước Δm bay hơi là: .QLmΔ ở nhiệt độ hoá hơi. b Nhiệt lượng để nước hoá hơi ở nhiệt độ hoá hơi sau thời gian t còn được xác định bằng công thức: Q = P.t c Biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là L = 2,25.10 6 J/kg. Thời gian để 50g bay hơi hết ở nhiệt độ hoá hơi là 80s. d Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4180J/(kg.K). Tổng nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi và làm bay hơi hết 50g nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C bằng 150480 J.