Content text ÔN TẬP THI VÀO 10 TIẾNG VIỆT 6-9.pdf
BỘ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 2 + Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm. 2. Nghĩa của từ: + Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. + Cách giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ + Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo thành từ nhiều nghĩa. từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. + Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa: - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Lưu ý: Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 4.Thành ngữ. + Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... + Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 5.Từ đồng nghĩa.
BỘ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 3 + Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. + Phân loại: ( 2 loại). - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa: Trái, quả - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau: chết, ngoẻo, hi sinh, mất... + Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. 6. Từ trái nghĩa. + Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.tốt, xấu + Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.”Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” 7. Từ đồng âm. + Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. + Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.Nghĩa của từ đồng âm không liên quan gì tới nhau.nghĩa của từ đồng nghĩa có sơ sở nghĩa chung.. 8. Trường từ vựng: + Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Một trường từ vựng lớn có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Từ có nghĩa gợi liên tưởng: 9. Từ tượng thanh, từ tượng hình. + Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
BỘ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 4 + Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. 10. Sự phát triển của từ vựng Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: - Phát triển nghĩa của từ vựng( ẩn dụ và hoán dụ) - Phát triển số lượng từ ngữ( tạo từ ngữ mới và từ mượn) 11. Từ Hán Việt - Từ Hán Việt là những từ được tạo nên bới các yếu tố Hán Việt, - Dung từ HV để tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính ; tạo sắc thái tao nhã hoặc sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xưa. II. Các biện pháp tu từ từ vựng(3 tiết) + Khái niệm: Phép tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm 1 mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lí trí. 1.Các phép tu từ a. So sánh: + Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều: - Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. - Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. b.Nhân hoá. + Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.