Content text CHỦ ĐỀ 3. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT - GV.docx
CHỦ ĐỀ 3. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành. Câu 2. Sự hấp thụ ion khoáng vào tế bào rễ theo cơ chế chủ động có đặc điểm nào sau đây? A. Ion khoáng đi từ đất nơi có nồng độ cao vào tế bào lông hút nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn. B. Ion khoáng đi từ nơi có thế nước cao hơn đến nơi có thế nước thấp hơn. C. Ion khoáng di chuyển ngược chiều gradient nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP. D. Ion khoáng di chuyển cùng chiều gradient nồng độ, không tiêu tốn năng lượng ATP. Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 4. Những nguyên nhân nào sau đây khiến cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ chết? (1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất. (2) Cân bằng nước trong cây bị phá huỷ. (3) Thế năng nước của đất là quá thấp. (4) Hàm lượng oxygen trong đất quá thấp. (5) Các ion khoáng độc hại đối với cây. (6) Rễ cây thiếu oxygen nên cây hô hấp không bình thường. (7) Lông hút bị chết. A. (1), (2) và (6). B. (2), (6) và (7). C. (3), (4) và (5). D. (3), (5) và (7). Câu 5. Những điều kiện nào sau đây cần thiết để quá trình cố định nitrogen trong khí quyển xảy ra? (1) Có các lực khử mạnh. (2) Được cung cấp ATP. (3) Có sự tham gia của enzyme nitrogenase. (4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (4). D. và . Câu 6. Chất được vận chuyển trong mạch gỗ là A. nước và muối khoáng. B. nước và suctose. C. protein và muối khoáng. D. lipid và muối khoáng. Câu 7. Rễ cây hấp thụ nitrogen ở dạng nào sau đây? A. N 2 . B. NO. C. NH 4 + . D. N 2 O. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về trao đổi nước ở thực vật? A. Khả năng hút nước của cây không liên quan đến tính chất của đất. B. Trong thân cây, nước được vận chuyển riêng rẽ, không hoà trộn với các chất khoáng. C. Nước được vận chuyển từ rễ lên thân rồi đến lá chủ yếu theo dòng mạch rây. D. Thoát hơi nước là động lực quan trọng và cần thiết của quá trình hút nước. Câu 9. Oxygen được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ chất nào sau đây? A. H 2 O. B. NO 3 - . C. CO 2 . D. Glucose. Câu 10. Động vật nào sau đây có túi tiêu hoá? A. Giun đất. B. Cá. C. Giun dẹp. D. Châu chấu. Câu 11. Trong hệ mạch tuần hoàn máu ở người, huyết áp cao nhất ở A. Động mạch chủ. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Tiểu động mạch. Câu 12. Trong chu kì hoạt động của tim ở người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ? A. Tâm thất phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm nhĩ trái. Câu 13. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau: Cây A B C D Lượng nước hút vào (gam) 27 31 32 30 Lượng nước thoát ra (gam) 29 32 30 33 Theo suy luận lí thuyết, cây nào sau đây không bị héo? A. Cây D. B. Cây C. C. Cây A. D. Cây B. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn ở người bình thường? A. Máu trong tĩnh mạch chủ giàu oxygen hơn máu trong động mạch chủ. B. Huyết áp trong mao mạch thấp hơn huyết áp trong tĩnh mạch.
C. Trong hệ mạch, ở mao mạch tổng tiết diện mạch bé nhất, vận tốc máu chậm nhất. D. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. Câu 15. Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Pha sáng cần có ánh sáng, nước và giải phóng O 2 . B. Trong quang hợp, O 2 được tạo ra từ CO 2 . C. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. D. Pha tối cần có CO 2 và tạo ra glucose. Câu 16. Một cây C 3 và một cây C 4 được trồng trong cùng một chuông thuỷ tinh kín chiếu sáng liên tục (điều kiện dinh dưỡng đầy đủ). Sau 1 thời gian, hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra? A. Cây C 3 chết trước do điểm bù CO 2 cao hơn cây C 4 . B. Cây C 3 chết trước do điểm bù CO 2 thấp hơn cây C 4 . C. Cây C 4 chết trước do điểm bù CO 2 cao hơn cây C 3 . D. Cây C 4 chết trước do điểm bù CO 2 thấp hơn cây C 3 . Câu 17. Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả của thí nghiệm? A. Ống nghiệm chứa nước vôi xuất hiện nhiều khói trắng. B. Ống nghiệm chứa nước vôi bị vẩn đục. C. Nước vôi ở ống nghiệm bị hút vào bình chứa hạt. D. Nút cao su của bình chứa hạt nẩy mầm bị bật ra. Câu 18. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn chính xác mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây? A. Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 19. Đo chỉ số đường huyết khi đói của một người, thu được kết quả thể hiện qua đồ thị sau:
Dựa vào thông tin trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Người này cần tăng cường ăn nhiều thức ăn đường bột. B. Người này bị bệnh tiểu đường. C. Ở thời điểm 14h, tuyến tuỵ tăng tiết insulin. D. Ở thời điểm 20h tuyến tuỵ tăng tiết glucagon. Câu 20. Dựa vào đồ thị về sự biến động vận tốc máu và tổng tiết diện trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đồ thị (a) biểu diễn tổng tiết diện của các đoạn mạch, (b) biểu diễn vận tốc máu của các đoạn mạch. B. Vận tốc máu nhỏ nhất ở động mạch và lớn nhất ở mao mạch. C. Tổng tiết diện lớn nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở mao mạch. D. Vận tốc máu và tổng tiết diện các đoạn mạch tỉ lệ nghịch với nhau. Câu 21. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các ion khoáng A. thấp và chỉ bón khi trời không mưa. B. thấp và chỉ bón khi trời mưa nhỏ C. cao và chỉ bón khi trời không mưa. D. cao và chỉ bón khi trời mưa nhỏ. Câu 22. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, nhân viên y tế thấy nồng độ hormone glucagon cao, nồng độ hormone insulin thấp. Giải thích nào sau đây đúng nhất? A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trước đó. B. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ trước đó. D. Do nhân viên y tế đã đo sai lượng hormone.