Content text PHẦN I TRẮC NGHIỆM - ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GENE - HS.docx
PHẦN I: ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN GENE Câu 1. Cấu trúc của operon lac bao gồm những thành phần nào? A. Gene điều hòa (lacI), vùng P, vùng O. B. Gene điều hòa (lacI), gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA), vùng O. C. vùng P, gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA), vùng O. D. Gene điều hòa (lacI), gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA), vùng P. Câu 2. Operon lac của E. coli ở trạng thái biểu hiện gene khi A. môi trường xuất hiện lactose. B. mhi gene điều hòa (lacI) hoạt động C. môi trường không có lactose. D. môi trường thừa protein ức chế. Câu 3. Đối với biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E. coli, allolactose có vai trò A. hoạt hóa RNA – polymerase. B. ức chế gene điều hòa (lacI). C. hoạt hóa vùng P. D. vô hiệu hóa protein ức chế. Câu 4. Hiện tượng protein ức chế kết hợp với allolactose sẽ tạo ra sản phẩm A, sản phẩm A này có đặc điểm A. kìm hãm. B. ức chế. C. hoạt hóa vùng P. D. bất hoạt. Câu 5. Trong có chế điều hoà biểu hiện gene của Operon Lac ở E. coli protein ức chế do gene điều hoà (lacI)tổng hợp có chức năng gắn vào vùng A. O để khởi động quá trình phiên mã của các gene cấu trúc. B. O để ức chế quá trình phiên mã của các gene cấu trúc. C. P để ức chế quá trình phiên mã của các gene cấu trúc. D. P để khởi động quá trình phiên mã của các gene cấu trúc. Câu 6. Chức năng của gene điều hòa (lacI) là A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp protein của gene cấu trúc. B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp protein của gene cấu trúc. C. kiểm soát biểu hiện của gene cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gene điều hoà tạo ra. D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp protein của các gene cấu trúc. Câu 7. Ở sinh vật nhân sơ, operon là A. nhóm gene cấu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm có chung một gene điều hoà. B. nhóm gene cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm. C. nhóm các gene ở vùng O cùng chi phối các biểu hiện của một gene cấu trúc. D. nhóm các gene cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một gene điều hoà.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng điều hoà trên gene cấu trúc? A. Nằm ở đầu 3' của gene. B. Là nơi liên kết của enzyme RNA- polymerase. C. Chứa trình tự nucleotide điều hoà quá trình phiên mã. D. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Câu 9. Operon là một A. nhóm gene ở trên 1 đoạn DNA có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hoà. B. đoạn phân tử DNA có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà. C. đoạn phân tử acid nucleic có chức năng điều hoà biểu hiện của gene cấu trúc. D. tập hợp gồm các gene cấu trúc và gene điều hoà nằm cạnh nhau. Câu 10. Khi gene biểu hiện quá mức sẽ trở thành gene gây ung thư đây gọi là hiện tượng A. Oncogene. B. Proto-oncogene. C. Pro-oncogene. D. To-oncogene. Câu 11. Ở operon lac, khi có đường lactose thì quá trình phiên mã diễn ra vì allolactose gắn với A. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt. B. vùng O, kích hoạt vùng O. C. Enzyme RNA polymerase làm kích hoạt enzyme này. D. Protein điều hoà làm kích hoạt tổng hợp protein. Câu 12. Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E. coli, lacI có vai trò A. trực tiếp kiểm soát biểu hiện của gene cấu trúc. B. tổng hợp protein ức chế. C. tổng hợp protein cấu tạo nên enzyme phân giải lactose. D. hoạt hóa enzyme phân giải lactose. Câu 13. Cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon Lac khi có lactose là A. bất hoạt protein ức chế, hoạt hóa operon phiên mã tổng hợp enzyme phân giải lactose. B. cùng protein ức chế bất hoạt vùng O, gây ức chế phiên mã. C. làm cho enzyme chuyển hóa nó có hoạt tính tăng lên nhiều lần. D. là chất gây cảm ứng ức chế biểu hiện của operon, ức chế phiên mã. Câu 14. Ở sinh vật nhân thực tham gia điều hòa biểu hiện của gene còn có các gene gây tăng cường và gene gây bất hoạt. Các gene gây tăng cường tác động lên A. gene điều hòa (lacI) làm tăng sự phiên mã. B. gene cấu trúc làm tăng cường sự phiên mã. C. gene vận hành làm gene này hoạt động. D. vùng P làm khởi động quá trình phiên mã. Câu 15. Điều hoà biểu hiện của gene ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. Phiên mã. B. Dịch mã và biến đổi sau dịch mã. C. Phiên mã và biến đổi sau phiên mã. D. Dịch mã. Câu 16. Trong cấu trúc của operon lac, vùng O là nơi A. mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. B. RNA polymerase bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã. C. Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. chứa thông tin mã hóa các acid amin. Câu 17. Sự phân hoá về chức năng trong DNA như thế nào?
A. Chỉ 1 phần nhỏ DNA mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà. B. Chỉ 1 phần nhỏ DNA mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động. C. Chỉ 1 phần nhỏ DNA mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động. D. Chỉ 1 phần nhỏ DNA không biểu hiện còn đại bộ phận mã hoá các thông tin di truyền. Câu 18. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng số (2) là nơi A. Protein ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã. B. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. C. RNA polymerase bám vào và khởi đầu phiên mã. D. Mang thông tin quy định cấu trúc các enzyme tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactose. Câu 19. Cấu trúc operon ở sinh vật nhân sơ gồm các thành phần theo trật tự là A. vùng P- vùng O- nhóm gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA). B. Gene điều hòa (lacI)-Vùng P- vùng O- nhóm gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA). C. Gene điều hòa (lacI)- vùng O- nhóm gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA). D. Gene điều hòa (lacI)- vùng P- nhóm gene cấu trúc(lacZ, lacY, lacA). Câu 20. Điều hòa biểu hiện của gene chính là điều hòa lượng A. mRNA, tRNA, rRNA tạo ra để tham gia tổng hợp protein. B. enzyme tạo ra để tham gia tổng hợp protein. C. sản phẩm của gene đó được tạo ra. D. ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Câu 21. Trong số các hình bên hình nào mô tả Operon Lac ở E. coli? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 22. Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon lac ở E. coli, khi môi trường không có lactose thì protein ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách gắn vào vùng số mấy?
A. Số 1. B. Số 2. C. Số 3. D. Số 4. Câu 23. Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì A. chỉ có một số ít gene trong tế bào hoạt động. B. tất cả các gene trong tế bào đều hoạt động. C. phần lớn các gene trong tế bào hoạt động. D. tất cả các gene trong tế bào lúc đồng loạt hoạt động, khi đồng loạt dừng. Câu 24. Sự điều hòa biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực ở A. có sự tham gia của operon. B. có sự tham gia của gene tăng cường. C. có sự tham gia của gene điều hòa. D. chủ yếu điều hòa ở mức phiên mã. Câu 25. Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp protein ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây? A. Tổng hợp các loại RNA cần thiết. B. Enzyme phiên mã tương tác với vùng khởi đầu. C. Phân giải các loại protein không cần thiết sau khi phiên mã. D. Nhắc lại nhiều lần các gene tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn. Câu 26. Hình nào mô tả đúng cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon lac ở E. coli trong môi trường có latose? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.