PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - 2025 -.docx

1 N D L CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 1. Nhận biết Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc. Câu 2. Hệ tọa độ địa lí phần đất liền nước ta là A. 23 0 20’B - 8 0 30’B và 102 0 09’Đ - 109 0 24’Đ. B. 23 0 23’B - 8 0 30’B và 102 0 09’Đ - 109 0 28’Đ. C. 23 0 23’B - 8 0 34’B và 102 0 09’Đ - 109 0 28’Đ. D. 23 0 23’B - 8 0 34’B và 102 0 09’Đ - 109 0 20’Đ. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về vị trí địa lí của nước ta? A. Thuộc bán đảo Đông Dương. B. Trong vùng ôn đới. C. Phía đông của Biển Đông. D. Trong vùng ít thiên tai. Câu 4. Vị trí địa lí nước ta A. ở trung tâm Đông Nam Á. B. tiếp giáp với Ấn Độ Dương. C. giáp với nhiều quốc gia. D. nằm trên vành đai sinh khoáng. Câu 5. Việt Nam không có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Trung Quốc. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia. Câu 6. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á-Âu và Bắc Băng Dương. B. Á- Âu và Đại Tây Dương. C. Á-Âu và Ấn Độ Dương. D. Á-Âu và Thái Bình Dương. Câu 7. Vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 8. Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta là A. Hoàng Sa. B. Phú Quốc. C. Phú Quý. D. Trường Sa. Câu 9. Lãnh thổ nước ta A. có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam. B. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển. C. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo. D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển. Câu 10. Lãnh thổ nước ta A. có biên giới chung với nhiều nước. B. nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo. C. có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển. D. có bờ biển dài theo chiều Đông - Tây. Câu 11. Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các A. hải đảo. B. đảo ven bờ. C. đảo xa bờ. D. quần đảo. Câu 12. Vị trí địa lí nước ta A. thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo. B. là một bộ phận của bán đảo Tiểu Á. C. trong vùng hoạt động gió mậu dịch. D. nằm ở phía đông Thái Bình Dương. Câu 13. Phần đất liền của nước ta A. thu hẹp theo chiều bắc - nam. B. giáp với Biển Đông rộng lớn. C. rộng gấp nhiều lần vùng biển. D. bao gồm cả các đảo ở ven bờ. Câu 14. Lãnh thổ nước ta A. rất rộng, kéo dài. B. vùng đất rộng hơn vùng biển. C. có nhiều đảo lớn nhỏ. D. vị trí nằm ở vùng xích đạo. Câu 15. Vị trí địa lí nước ta A. ở trung tâm của bán đảo Đông Dương. B. liền kề với các vành đai sinh khoáng.


4 N D L THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có A. mưa nhiều vào thu đông. B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. C. thời tiết đầu hạ khô nóng. D. hai mùa khác nhau rõ rệt. Câu 2. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở nước ta là A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam. Câu 3. Tín phong bán cầu Bắc làm cho khí hậu vùng ven biển Trung Bộ nước ta có A. mưa lớn vào đầu mùa hạ. B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. C. hai mùa khác nhau rõ rệt. D. mưa nhiều vào thu đông. Câu 4. “Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ có nguồn gốc từ A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. C. khối khí cực lục địa từ áp cao Xibia. D. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. Câu 5. Nhân tố chủ yếu làm cho đất feralit ở nước ta có lớp đất dày là do A. nhiệt ẩm dồi dào. B. mùa mưa kéo dài. C. mùa khô sâu sắc. D. khí hậu phân mùa. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta? A. Nửa đầu mùa đông lạnh khô. B. Nửa sau mùa đông lạnh ẩm. C. Tạo nên một mùa đông lạnh. D. Tạo nên một mùa khô sâu sắc. Câu 7. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu do A. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế và lượng mưa lớn B. thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. C. lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. D. mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Câu 8. Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu - đông? A. Sông Hồng. B. Sông Đà. C. Sông Đà Rằng. D. Sông Cửu Long. Câu 9. Sông nào sau đây của nước ta có hàm lượng phù sa nhiều nhất? A. sông Mê Công. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 10. Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi. B. thành tạo địa hình cac-xtơ. C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. D. hiện tượng xâm thực mạnh. Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Chế độ nước thay đổi theo mùa. C. Tổng lượng dòng chảy lớn. D. Xâm thực mạnh ở miền núi. Câu 12. Loại gió nào sau đây vừa gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, vừa là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam. C. Gió mùa Tây Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do A. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.