PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SGK] Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau: (1) Rót dung dịch H 2 SO 4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Al, Zn. (2) Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3 . (3) Rót vào ba cốc thủy tinh loại 100 mL, mỗi cốc 25 mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca. Câu 2. Nhằm xác định vị trí những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau: KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Xây dựng dãy hoạt động của kim loại ♦ Thí nghiệm 1: Cho Na, Fe, Cu vào nước. Hiện tượng: Na tan trong nước, sủi bọt khí còn Fe và Cu thì không. PTHH: 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 ↑  Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe và Cu. ♦ Thí nghiệm 2: Cho Fe, Cu vào dung dịch HCl Hiện tượng: Fe tan ra, sủi bọt khí còn Cu thì không. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑  Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu. ♦ Thí nghiệm 3: Cho dây Cu vào dung dịch AgNO 3 Hiện tượng: Có lớp chất rắn bám vào dây Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh. PTHH: Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag  Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag. ♦ Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au Cách nhớ: Khi Nào Bạn Cần May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu ChiÒugi¶mdÇnmøc®ého¹t®énghãahäc  II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại ♦ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải. ♦ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H 2 . ♦ Kim loại đứng trước H phản ứng với HCl, H 2 SO 4 , … tạo muối và giải phóng khí H 2 . ♦ Kim loại đứng trước (từ Mg trở đi) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy được kim loại Z ra khỏi muối. - Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi muối. - Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi muối. - Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy được kim loại T ra khỏi muối. Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần. Câu 3. Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Mg, Al, Ba, Zn, Ag. (a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học. (b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường? (c) Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng? (d) Kim loại nào đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl 2 . Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 4. [CD - SGK] Dựa vào dãy hoạt động hóa học, hãy hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có): (a) Zn và dung dịch HCl. (b) Zn và dung dịch MgSO 4 . (c) Zn và dung dịch CuSO 4 . (d) Zn và dung dịch FeCl 2 Câu 5. [CTST - SGK] Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa? Câu 6. Bạc (silver) có lẫn tạp chất là đồng (copper). Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 7. [CTST - SGK] Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau: (a) Ca + H 2 O → (b) Fe + HCl → (c) Zn + CuSO 4 → Câu 8. [CD - SGK] Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có): (a) Fe + HCl → (b) Cu + HCl → (c) Mg + H 2 SO 4 loãng → (d) Cu + H 2 SO 4 loãng → (e) Mg + Cu(NO 3 ) 2 → (g) Ca + H 2 O → (h) Au + H 2 O → Câu 9. Từ Mg hãy viết các phương trình điều chế ra MgO, MgS, MgCl 2 , MgSO 4 , Mg(NO 3 ) 2 . Câu 10. Ngâm một lá sắt (iron) sạch trong dung dịch CuSO 4 một thời gian. Các nhận định về kết quả phản ứng sau đây đúng hay sai? (Đánh dấu “X” vào lựa chọn) Nhận định Đúng Sai (a) Không có phản ứng xảy ra. (b) Chỉ có đồng (copper) bám trên lá sắt (iron) còn lá sắt không có thay đổi gì. (c) Trong phản ứng trên, sắt (iron) bị hòa tan và đồng (copper) được giải phóng. (d) Phản ứng tạo thành kim loại đồng (copper) và muối iron (III) sulfate. (e) Khối lượng lá sắt (iron) tăng thêm đúng bằng khối lượng đồng (copper) bám trên lá sắt trừ đi khối lượng sắt bị hòa tan
Câu 11. Một mẫu thủy ngân (mercury) có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb. Hãy nêu phương pháp hóa học để làm sạch mẫu thủy ngân trên. Viết các PTHH xảy ra.  BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ni, kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là A. Zn. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 2. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất? A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 3. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là? A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Ag. Câu 4. Cho dãy các kim loại: Mg, K, Fe, Zn. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là? A. K. B. Mg. C. Zn. D. Fe. Câu 5. Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường? A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Cu. Câu 6. Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường? A. Fe. B. Zn. C. K. D. Al. Câu 7. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H 2 O? A. Fe. B. Ca. C. Cu. D. Mg. Câu 8. (QG.19 - 201). Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường? A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Al. Câu 9. [MH - 2022] Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư? A. Cu. B. Ag. C. K. D. Au. Câu 10. (B.14): Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 11. [MH - 2021] Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm? A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe. Câu 12. [QG.21 - 201] Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H 2 là A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 13. [QG.21 - 203] Kim loại nào sau đây tác dụng được với H 2 O ở nhiệt độ thường? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Na. Câu 14. [QG.21 - 204] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được khí H 2 ? A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 15. [QG.22 - 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch? A. Ni. B. Zn. C. Fe. D. Cu. Câu 16. [QG.22 - 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO 4 ? A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag. Câu 17. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag. Câu 18. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al. Câu 19. (A.14) Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng? A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 20. Kim loại Fe phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? A. CuSO 4 . B. MgCl 2 . C. AlCl 3 . D. KNO 3 .
Câu 21. Kim loại Cu phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? A. ZnSO 4 . B. MgCl 2 . C. AgNO 3 . D. NaNO 3 . Câu 22. Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? A. CuSO 4 . B. MgCl 2 . C. FeCl 2 . D. AgNO 3 . Câu 23. (C.08) Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu + dung dịch FeCl 3 . B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl 3 . D. Cu + dung dịch FeCl 2 . ♦ Mức độ HIỂU Câu 24. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là A. Mg, K, Fe, Cu. B. Cu, Fe, K, Mg. C. K, Mg, Fe, Cu. D. Cu, Fe, Mg, K. Câu 25. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là A. Al, Mg, K, Ca. B. Ca, K, Mg, Al. C. K, Ca, Mg, Al. D. Al, Mg, Ca, K. Câu 26. Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là: A. Cu; Fe; Zn; Al; Na; K. B. Al; Na; Fe; Cu; K; Zn. C. Fe; Al; Cu; Zn; K; Na. D. Fe; Cu; Al; K; Na; Zn. Câu 27. (M.15) Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 . B. Ca + 2HCl → CaCl 2 + H 2 . C. Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu. D. Cu + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 . Câu 28. (B.14) Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Fe + 3H 2 SO 4(loãng) → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 . B. Ca + 2H 2 O → Ca(OH) 2 + H 2 . C. 2Al + Fe 2 O 3 ot Al 2 O 3 + 2Fe. D. 4Cr + 3O 2 ot 2Cr 2 O 3 Câu 29. Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là A. Cu(NO 3 ) 2 . B. AgNO 3 . C. KNO 3 . D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 30. Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây? A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl. B. Hoà tan hỗn hợp vào H 2 SO 4 loãng. C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO 3 . D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag. ♦ Mức độ VẬN DỤNG Câu 31. (201 – Q.17) Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl 3 , Cu(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , MgCl 2 . Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 32. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. T, Z, X, Y. B. Z, T, X, Y. C. Y, X, T, Z. D. Z, T, Y, X. Câu 33. Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại dẻo nhất là vàng (gold). (b) Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc (silver). (c) Tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.