Content text Buổi học mở rộng số 01
Đề luyện tập 1: Nghị luận xã hội: Nhà văn Raxun Gamzatop trong cuốn “ Đaghextan của tôi” viết: “ Người ta nói rằng: - Này chim ưng, chim sinh ra ở đâu? - Trong khe núi hẹp. - Chim bay đi đâu? - Bay đến khoảng trời cao rộng”. [...] “ Người ta nói: Gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh”. ( Raxun Gamzatốp, Đaghextan của tôi, tập 1, NXB Cầu Vồng, 1984, tr30-70) Viết bài văn NLXH của anh/chị về Viết bài văn NLXH của anh/chị về ý nghĩa nhân sinh được rút ra từ câu chuyện trên. Hướng dẫn dàn ý: 1. Thao tác đọc và phân tích đề: Lệnh đề - ý nghĩa nhân sinh được rút ra từ câu chuyện trên. Viết bài văn - đảm bảo bố cục 3 phần (mở, thân, kết) 2. Dạng đề câu chuyện: Tình huống, sự kiện xoay quanh tình huống đó có tính chất gì, dẫn đến kết cục gì, hệ quả như thế nào → ý nghĩa của câu chuyện (vấn đề nghị luận) → Từ khóa, cụm từ khóa. 3. Dàn ý chi tiết A. Giải thích - Tình huống: con chim ưng sinh ra hoàn cảnh hạn hẹp, nhỏ bé là khe núi hẹp nhưng có khát vọng bay đến khoảng trời cao rộng (hành trình sống); con gà mơ thấy mình là chim ưng và bay khỏi vách đá - Kết quả: khuyết kết quả hành trình sống của con chim ưng; ngã gãy cánh - Vấn đề nghị luận (ý nghĩa nhân sinh) : Bước ra khỏi vùng an toàn và tính hai mặt của nó - Bước ra khỏi vùng an toàn là gì? → Vượt qua giới hạn của bản thân (rào cản tâm lý, định kiến xã hội...), tinh thần, thái độ dấn thân, dám bứt phá để hướng đến định vị và phát triển bản thân. ⇒ Từ hình ảnh chim ưng và gà, Raxun Gamzatop đã gợi cho con người những suy ngẫm về hành trình con người vượt ra khỏi vùng an toàn và tính hai mặt của nó.
B. Bàn luận Vì sao? - (1) Vì sao con người thường ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình? (luận điểm nền) - (2) Vì sao con người lại mong muốn bước ra khỏi vùng an toàn/Vì sao con người cần vượt ra khỏi vùng an toàn để đi tìm những không gian sống mới, những chân trời mới, trải nghiệm mới? (luận điểm chính) (1) ● Chủ quan - Tâm lý lo lắng, sợ hãi những điều mới mẻ, khác biệt với tập quán sống, phong cách sống thông thường đã được duy trì trong thời gian dài và tạo nên sự an toàn; lo sợ những định kiến (chỉ trích, chê bai, chế giễu, phản bác, công kích, bác bỏ từ xã hội); lo lắng, sợ hãi sẽ đánh mất đi những gì đang có. - Thiếu niềm tin vào bản thân - Sự bảo bọc, nuông chiều của gia đình ● Khách quan - Sự không công nhận, không ủng hộ, chê bai, chế giễu, công kích của những người xung quanh. Xã hội là một tự do trong khuôn khổ - “tư duy đồng phục”, hiệu ứng đám đông. (2) - Quy luật, thuộc tính, sự thật hiển nhiên của đời sống: + Xuất phát từ bản năng, con người khao khát tìm hiểu về chính mình. Tìm ra những giới hạn và phá vỡ những giới hạn. Để làm được điều đó, yêu cầu họ phải đi nơi xa, làm việc lớn, vượt ra khỏi những điều vốn đã trở thành thói quen, quán tính. Trong khi đó, vòng an toàn là sự bó hẹp, khoanh lại cho họ 1 cái giếng, giới hạn sự hiểu biết về thế giới và chính mình. + Hành trình phát triển và trưởng thành của một con người - chu trình vận động và tiến hóa của con người → để khôn lớn và trưởng thành → đi đến nhiều vùng không gian khác nhau, ở đó mang những vai trò, ý nghĩa, giá trị khác nhau → những mảnh ghép dần hoàn thiện nên con người. + Về quy luật, thế giới ngày càng phát triển dựa trên những lần dám vượt ra khỏi vùng an toàn của con người. + Mắt, mũi, miệng là những bộ phận cấu thành cơ thể của con người đều hướng ra bên ngoài → hướng về đời sống, để lắng nghe, để nhìn thấy, để cảm nhận... → mở rộng phạm vi sống, phạm vi giao tiếp, các mối quan hệ xã hội.
+ Con người nhận ra được quy luật của đời người - sự hữu hạn của thời gian, thôi thúc khát vọng sống, trải nghiệm cuộc sống + Quan điểm cá nhân (ý kiến chủ quan của HS về vấn đề): * Đối với cá nhân -> Thử thách, tìm và thấu hiểu hơn về chính bản thân mình (năng lực, khả năng), khám phá mọi chiều kích của đời sống -> Làm những điều khác biệt, to lớn, ghi dấu ấn tên mình trên cuộc đời. * Đối với những xung quanh -> Nguồn cảm hứng, động lực, là tấm gương để mọi người phấn đấu và noi theo. * Đối với cộng đồng, xã hội → Tạo nên một cộng đồng đa sắc màu, thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của đời sống → Cá nhân dám vượt vùng an toàn khám phá ra những chân lý, những nghịch lý, những quan điểm không còn phù hợp/sai lầm của hiện tại, lối mòn tư duy → Khắc phục, thay đổi, cải tạo, sáng tạo. Như thế nào?/Bằng cách nào? Chúng ta bước ra vùng an toàn để tìm đến những bầu trời rộng lớn bằng cách nào? - Dũng cảm chiến thắng nỗi sợ của bản thân thân, dám nghĩ dám làm, không chần chừ - quyết đoán. - Kiên định với quyết định của mình. - Rèn luyện, trau dồi vốn sống, kinh nghiệm sống, hiểu biết, tri thức về đời sống bởi đó là nền tảng cho mọi phẩm giá, định hướng phương cách để bước ra khỏi vùng an toàn phù hợp. - Tinh thần chủ động tìm kiếm những cơ hội, những trải nghiệm, những thử thách mới tìm kiếm cơ hội để bước ra khỏi vùng an toàn, đi tìm những vùng trời mới - Nhìn nhận về khả năng, năng lực của bản thân Liệu có hoàn toàn không? (Phản biện) - Không phải lúc nào vượt ra khỏi vùng an toàn cũng là đúng đắn. - Ước mơ cũng cần song hành với thực tế - Con người đôi khi vẫn phải lựa chọn việc ở trong
vùng an toàn của mình. bởi đó có thể là nơi con người sống là chính mình, phát triển tốt nhất (mỗi ng có 1 môi trường phát triển khác nhau và vùng an toàn là 1 trong số đó). - Không nhất thiết phải chạm tay được đến vùng trời mơ ước, nó là cả một hành trình nỗ lực vượt qua bản thân, chính việc ấy đã là 1 nỗ lực tâm lý, 1 chiến thắng chính mình. → Liệu rằng "Khi bước tới nơi ấy, bạn có thật sự hạnh phúc?" - Lựa chọn một môi trường sống nào đó để gắn bó cũng sẽ mang lại cho con người những giá trị, ý nghĩa riêng (đối diện, chấp nhận bản thân) - Chim ưng và con gà có khả năng khác nhau. Con gà không thể bay như chim ưng để tìm đến những chân trời mới. Nhưng con gà có thể bước đi để tìm đến những vùng đất mới. Tương tự như thế, mỗi người có một khả năng khác nhau. Con người chúng ta có những cách thức khác nhau để phù hợp với bản thân để vượt qua khỏi vùng an toàn. - Ta bước ra khỏi vùng an toàn phải đúng thời điểm, thời cơ của mình - Vùng an toàn - độ chín của con người. - Vượt ra khỏi vùng an toàn chứ không phải là bất chấp sự an toàn để dấn thân vào những công cuộc hiểm nguy. Liệu còn gì khác không? (Mở rộng) - Chúng ta không chỉ bước qua vùng an toàn của chính mình mà còn nên giúp cho người khác bước qua vùng an toàn của họ. Và ngược lại, chính người khác cũng sẽ giúp ta vượt ra vùng an toàn của chính mình - Vượt ra khỏi vùng an toàn không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà là câu chuyện của cả một quốc gia, dân tộc. - Chúng ta đừng đánh cắp, dè bỉu ước mơ, hạnh phúc của một ai. - Nếu như con gà kia không thử đập cánh bay khỏi