PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2008. Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – NGHỆ AN 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Quá trình cục nước đá chuyển thành nước được gọi là quá trình A. đông đặc. B. nóng chảy. C. bay hơi. D. ngưng kết. Câu 2: Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có nồng độ tia tử ngoại cao A. B. C. D. Sử dụng các thông tin sau cho câu 3, câu 4 và câu 5: Hình vẽ bên là hình ảnh của quạt điều hoà (còn gọi là quạt nước) và các tấm Cooling Pad. Cấu tạo của quạt có 5 bộ phận chính gồm: bình nước, máy phun hơi nước, tấm Cooling Pad, tấm giữ bụi, động cơ gắn với cánh quạt. Tấm Cooling Pad chính là bộ phận quan trọng, được thiết kế dưới dạng hình khối chữ nhật với các rãnh nhằm tiếp xúc với nước, đồng thời giữ nước lại. Tấm màng này chiết xuất từ vỏ cây nên khả năng thẩm thấu tương đối nhanh. Câu 3: Khi hệ thống làm mát hoạt động, các rãnh của tấm Cooling Pad tiếp xúc với nước, đồng thời nước được giữ lại và nhiệt độ của nước sẽ thay đổi thế nào? A. tăng lên. B. giảm xuống. C. hạ xuống dưới 0( ∘C). D. không thay đổi Câu 4: Khi động cơ của quạt hoạt động thì động cơ đã chuyển hóa phần lớn A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành nhiệt năng. C. điện năng thành cơ năng. D. nhiệt năng thành điện năng. Câu 5: Khi quạt hoạt động thì không khí sau khi đi qua quạt so với trước đó lượng hơi nước trong không khí A. tăng lên và nhiệt độ giảm xuống. B. giảm xuống và nhiệt độ giảm xuống C. giảm xuống và nhiệt độ không đổi. D. tăng lên và nhiệt độ không đổi. Câu 6: Sóng điện từ truyền trong chân không có bước sóng 900 nm thuộc loại tia nào sau đây? A. Tia tử ngoại. B. Tia X. C. Tia hồng ngoại. D. Tia gamma (γ). Câu 7: Một bạn học sinh dùng bơm có van một chiều để bơm không khí vào một quả bóng. Ban đầu quả bóng chứa không khí ở áp suất khí quyển p0. Bóng có thể tích không đổi V. Coi nhiệt độ không khí trong và ngoài bóng như nhau và không đổi. Mỗi lần bơm đưa được một thể tích bằng 0,2 V không khí vào bóng. Sau lần bơm đầu tiên, áp suất không khí trong bóng là A. p = p0 1,2 B. p = 1,44p0 C. p = 1,2p0 D. p = p0 1,44 Câu 8: Một khối khí lí tưởng được giữ ở áp suất không đổi. Nếu làm cho nhiệt độ tuyệt đối của khối khí này tăng lên hai lần so với giá trị ban đầu thì thể tích khí bằng A. một phần tư giá trị ban đầu. B. một nửa giá trị ban đầu. C. bốn lần so với giá trị ban đầu. D. hai lần so với giá trị ban đầu. Câu 9: Một khối khí lí tưởng có n mol khí, có nhiệt độ tuyệt đối T, có thể tích V thì áp suất p tác dụng lên thành bình là A. p = nV RT B. p = RT nV C. p = V nRT D. p = nRT V

Câu 18: Bốn vật dẫn hình trụ có cùng kích thước được chế tạo bằng bạc (Ag), đồng (Cu), nhôm (Al), sắt (Fe). Lần lượt nối vào hai đầu mỗi vật đẫn cùng một nguồn điện có suất điện động không đổi thì dòng điện chạy trong dây dẫn nào có cường độ lớn nhất? A. Dây dẫn bằng Cu. B. Dây dẫn bằng Al. C. Dây dẫn bằng Fe. D. Dây dẫn bằng Ag. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cây đàn Nguyệt là một nhạc cụ dân tộc, dây đàn chỉ là một dây cước, hộp đàn có dạng hình mặt nguyệt. Khi gảy đàn, ứng với các nốt nhạc khác nhau thì người ta bấm tay vào các phím đàn khác nhau (như hình bên). a) Hộp đàn có chức năng cộng hưởng âm. b) Khi gảy vào dây đàn thì dao động được truyền đi dưới dạng sóng ngang về hai đầu dây, chúng bị phản xạ và truyền theo chiều ngược lại tạo ra sóng dừng trên đây đàn. c) Tốc độ truyền dao động trên dây đàn v = √ F m0 trong đó F là lực căng dây, còn m0 là khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây. Dây đàn dài 750 mm, nặng 25 g, lực căng 4320 N. Khi không bấm nốt thì âm mà dây đàn này phát ra có tần số 162 Hz. d) Sau khi căn chỉnh lại lực căng dây, nếu khoảng cách từ phím đàn ứng với nốt Đô (có tần số 262 Hz) đến phím đàn ứng với nốt Rê (có tần số 294 Hz) là 80,0 mm thì khoảng cách từ phím đàn ứng với nốt Rê (có tần số 294 Hz) đến phím đàn ứng với nốt Mi (có tần số 330Hz) là 71,5 mm. Câu 2: Một nhóm học sinh lớp 12A một trường THPT thực hiện thí nghiệm thực hành đo nhiệt dung riêng của nước. Họ đã lựa chọn bộ dụng cụ thì nghiệm gồm: biến thể nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện (oát kế có độ chính xác là 0,1 W) có tích hợp chức năng đo thời gian (2), nhiệt kế điện tử (3) có độ chính xác là 0, 1 ∘C, nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp kèm dây điện trở (4), cân điện tử (5) có độ chính xác 0,01 g như hình vẽ. Họ đã lựa chọn phương án thí nghiệm: đo nhiệt lượng Q cung cấp cho khối lượng nước m để làm tăng nhiệt độ của nó lên Δt và tính nhiệt dung riêng theo công thức: c = Q m.Δt . Thí nghiệm được tiến hành với khối lượng nước là 145,62 g và nhiệt độ ban đầu của nước là 9, 6 ∘C. Nhóm học sinh này đã xác định được tổng nhiệt dung (nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 vật để nhiệt độ của nó tăng thêm một độ) của bộ dụng cụ kèm theo (gồm bình nhiệt lượng kế, dây điện trở và thanh dẫn, nhiệt kế và que khuấy) là c0 = 44,3 J/K. Bảng số liệu đo được như ở hình bên. Thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước Bảng số liệu đo được Lần t ( oC) τ (s) P (W) 1 9,6 323 11,0 2 15,6 644 10,9 3 21,6 997 11,0 4 27,6 1351 10,8 5 33,6 1739 11,0 a) Công suất toả nhiệt trung bình của dây điện trở là 10,9 W. b) Sai số tỷ đối của phép đo độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai lần đo liên tiếp do dụng cụ đo (nhiệt kế điện tử) gây ra là 2,67%. c) Gọi độ tăng nhiệt độ ở hai lần đo liên tiếp là Δt (độ) và khoảng thời gian ở hai lần đo liên tiếp là Δτ(s). Giá trị trung bình của tỷ số giữa Δt và Δτ trong thí nghiệm là 0,017 (độ/s).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.