Content text 48. Sở Hải Phòng (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Ngữ Văn).docx
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Bài thi môn: NGỮ VĂN – LẦN 2 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau: Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đảm đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông được nhắc tới từ rất sớm. "Không đi theo đảm đông để làm điều xấu" là một câu trong Kinh Thánh. Không chỉ đơn giản là “Không làm điều xấu", mà cụ thể là "Không đi theo đám đông để làm điều xấu". Trong một loạt các thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai, thì trong tới 30% trường hợp, người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ ý kiến cá nhân của mình để vào hùa với đám đông [...] Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quả khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không có đơn (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2022, tr. 78-80). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Vấn đề trọng tâm được đề cập đến trong đoạn trích là gì? Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao “chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó"? Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khít của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé.
Câu 4. Việc sử dụng bằng chứng về một loạt các thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm trong đoạn trích có tác dụng gì? Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan niệm Một mình nhưng không có đơn của tác giả? Vì sao? PHẦN II. PHẦN VIẾT Câu 1 (VDC) Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tư duy độc lập trong cuộc sống. Câu 2 (VDC) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau: Tự tình tháng ba - Bình Nguyên Trang - Mùa xuân ơi Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm Tháng ba sương khói như lòng Tôi thà tình tôi trên một dòng sông Chiều đồng giao nhức màu hoa bèo tím Mặc năm tháng ngày đêm Kí ức xanh một vùng bến bãi Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải Dáng con đò gầy như dáng chị tôi Vàng đi nắng ơi Cho nỗi buồn tôi rạng ngời hy vọng Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sông Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh Cho bài hát hoài niệm về quê cũ Dẫu tháng năm chưa bao giờ yên ngủ Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm Nỗi đau đáu của một người viễn xứ Ngày đang mới trong một chiều đã cũ Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh
(Bình Nguyên Trang, Bài hát ngày trở về, NXB Văn học, 2024, tr. 49-50) *Chú thích: Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh năm 1977 tại Nam Định hiện đang công tác tại Báo Nhân dân, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Thơ Bình Nguyên Trang ý vị, đậm chất nữ tính, giàu nội tâm, đôi khi man mác nỗi u hoài xa vắng. Nhà thơ nhạy cảm và tinh tế với những cung bậc cảm xúc sâu sắc, nhất là khi viết về tình yêu, kí ức tuổi hoa niên hay tình cảm đối với quê hương, gia đình. ---------------------HẾT---------------------