Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 36 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 34 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong cơ thể sinh vật, các protein được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn amino acid. Các amino acid trong chuỗi protein được liên kết với nhau bằng loại liên kết hóa học nào để tạo thành chuỗi polypeptide bền vững? A. liên kết hydrogen. B. liên kết peptide. C. liên kết ion. D. liên kết glycosid. Câu 2: Hình 1 mô tả một cặp tế bào sinh trứng và sinh tinh cùng loài đang giảm phân. Biết rằng tế bào sinh trứng có một cặp nhiễm sắc thể (NST) không phân li trong giảm phân I, tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử này có thể mang bao NST? Hình 1 A. Một loại hợp tử mang số lượng NST bình thường. B. Hai loại hợp tử: 1 bình thường, 1 thừa NST. C. Hai loại hợp tử: 1 thừa NST và 1 thiếu NST. D. Ba loại hợp tử: bình thường, thừa, và thiếu NST. Câu 3: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho cây thủy sinh vào trong hai bình kín: Bình A: có nước và khí carbon dioxide (CO₂). Bình B: có nước tinh khiết không chứa CO₂. Sau vài giờ chiếu sáng, chỉ bình A xuất hiện bọt khí trên lá cây. Nhận định nào sau đây đúng về thí nghiệm trên? A. Ánh sáng cung cấp năng lượng giúp cây hấp thụ O 2 từ môi trường. B. CO₂ và H 2 O là nguyên liệu, O 2 là sản phẩm của quá trình quang hợp. C. Cây thủy sinh chỉ thực hiện quá trình hô hấp khi có carbon dioxide. D. Sự xuất hiện bọt khí là do nhiệt độ nước trong bình A cao hơn bình B. Câu 4: Khi nói về đặc điểm của mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước. B. Mạch gỗ cấu tạo từ tế bào chết, mạch rây cấu tạo từ tế bào sống. C. Cả hai đều vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá. D. Cả hai đều chỉ có ở rễ và không xuất hiện trong thân cây. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 2 thể hiện cây phát sinh chủng loại gồm các nhóm sinh vật thuộc các nhánh khác nhau.
Hình 2 Câu 5: Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng bản chất của cây phát sinh chủng loại? A. Nhánh xuất hiện càng gần gốc thì sinh vật càng tiến hóa hiện đại hơn. B. Các nhánh tách ra từ tổ tiên chung là do chúng tiến hóa với cùng tốc độ. C. Sinh vật có điểm phân nhánh gần nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần. D. Mỗi nhánh đều là tổ tiên trực tiếp của tất cả các nhánh còn lại trong cây. Câu 6: Một học sinh đưa ra một số nhận định về mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật như sau: 1. Nhóm động vật có tổ tiên chung gần với nấm và thực vật hơn so với nhóm vi khuẩn. 2. Vi khuẩn và vi sinh vật cổ có tổ tiên chung nhưng phân nhánh sớm nhất. 3. Động vật và thực vật không thể có gene tương đồng vì thuộc hai nhánh khác nhau. 4. Các nhóm sinh vật nhân thực (nấm, thực vật, động vật) có tổ tiên chung gần nhau hơn so với vi khuẩn. Những nhận định nào sau đây là đúng? A. 1, 2, 4. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 7: Tại quần đảo Galápagos, loài chim sẻ (Geospiza fortis) có kích thước mỏ thay đổi, phù hợp với loại hạt cây mà chúng sử dụng làm thức ăn. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài đã làm phần lớn cây có hạt nhỏ bị chết, khiến nhiều chim sẻ mỏ nhỏ không thể sống sót. Sau sự kiện này, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim tăng từ 9,4 mm (năm 1976) lên 10,2 mm (năm 1978). Dưới đây là một số sự kiện liên quan: 1. Xuất hiện quần thể chim có kích thước mỏ lớn hơn (trung bình 10,2 mm). 2. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể có mỏ nhỏ sống sót kém và sinh sản ít; trong khi đó, các cá thể có mỏ lớn sống sót và sinh sản nhiều hơn. 3. Qua quá trình sinh sản, các allele đột biến được lan truyền trong quần thể và biểu hiện thành các kiểu hình mới. 4. Trong quần thể ban đầu đã xuất hiện các allele đột biến quy định kích thước mỏ khác nhau. Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi về kích thước mỏ của chim sẻ Geospiza fortis là: A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 4 → 3 → 2 → 1. C. 2 → 3 → 4 → 1. D. 3 → 4 → 2 → 1. Câu 8: Trong một thí nghiệm mô phỏng điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (gồm CH₄, NH₃, H₂ và H₂O), người ta thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản như amino acid sau khi cho phóng điện để giả lập sấm sét trong khí quyển nguyên thủy. Điều này giúp chứng minh giả thuyết nào sau đây về giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Các đại phân tử hữu cơ đầu tiên được tổng hợp nhờ enzyme trong tế bào sơ khai. B. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ trong khí quyển. C. Các tế bào sống đầu tiên có màng bao cấu tạo từ giọt protein và lipid. D. Enzyme của sinh vật cổ có khả năng xúc tác tổng hợp vật chất di truyền. Câu 9: Một người phụ nữ mắc một bệnh di truyền do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường kết hôn với một người đàn ông không mang allele bệnh. Họ có hai con trai và một con gái, trong đó một người con trai bị bệnh, hai người con còn lại bình thường. Phả hệ nào sau đây phù hợp nhất với thông tin đã cho? A.