PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 10. Quy tắc octet - HS.docx

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1 I. LIÊN KẾT HÓA HỌC: - Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. - Khi tạo thành liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Hình. Sự hình thành các phân tử Cách biểu diễn electron hóa trị: - Trong các phản ứng hoá học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hoá trị). - Các electron hoá trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố. Hình. Biểu diễn electron hoá trị của các nguyên tố nhóm A
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 2 Ví dụ 1. Liên kết hóa học là A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Ví dụ 2. Số electron hóa trị trong nguyên tử oxygen (Z = 8) là A. 4. B. 2. C. 6. D. 8. Ví dụ 3. a) Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào? b) Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích? Ví dụ 4. Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H 2 ) và fluorine (F 2 ) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã “bắt chước” cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên kết? Ví dụ 5. Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân tử chlorine (Cl 2 ) và oxygen (O 2 ) từ các nguyên tử tương ứng. II. QUY TẮC OCTET: Phát biểu quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hoá học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm (hoặc 2 electron với khí hiếm helium). Quy tắc này do Lewis (1875 - 1946), nhà Hóa học, Vật lí người Mỹ đưa ra. Lewis (1875 – 1946) 1. Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen (N 2 ) Ví dụ: Liên kết giữa 2 nguyên tử nitrogen (N) trong phân tử nitrogen (N 2 ) được tạo thành do mỗi nguyên tử nitrogen đã góp chung 3 electron hoá trị, tạo nên 3 cặp electron chung.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 3 Hình. Sự hình thành liên kết trong phân tử nitrogen 2. Hạn chế quy tắc Octet: Không phải trong mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đều tuân theo quy tắc octet. Người ta nhận thấy một số phân tử có thể không tuân theo quy tắc octet. Ví dụ: NO, BH 3 , SF 6 , ... Trong phân tử PCl 5 , lớp ngoài cùng của P có 10 electron. Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một quy tắc khác, tương ứng với quy tắc octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hoá học của chúng. Ví dụ 1. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Ví dụ 2. Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B (a) Ne (Z = 10) (b) F (Z = 9) (c) Mg (Z = 12) (d) He (Z = 2) (1) Có xu hướng nhận thêm 1 electron. (2) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 8 electron bền vững. (3) Có xu hướng nhường đi 2 electron. (4) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 2 electron bền vững. Ví dụ 3. Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích. Ví dụ 4. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: F 2 , H 2 O, CCl 4 , NF 3 . Ví dụ 5. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine. Ví dụ 6. Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH 3 . Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường lẫn một lượng nhỏ diphosphine (P 2 H 4 ) nên nó có thể tự cháy trong không khí ở điều kiện thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng (hiện tượng "ma trơi") Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử PH 3 . Ví dụ 7. Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố A, D có phân tử khối là 76. X là dung môi không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất chất hữu cơ chứa sulfur (S) và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có công thức hydride dạng AH 4 và D có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất dạng DO 3 . (a) Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có hóa trị cao nhất trong X. (b) Đề xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ electron theo quy tắc octet không. Ví dụ 8. Barium nitrate Ba(NO 3 ) 2 có trong thành phần của kính quang học, gốm, men,… Phèn đơn aluminium sufate (thành phần chính là Al 2 (SO 4 ) 3 ) được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải, công nghệ sản xuất giấy, công nghệ nhuộm vải, công nghệ lọc nước và nuôi trồng thủy sản,.. Dựa và quy tắc octet, đề xuất công thức cấu tạo của các chất trên.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 4

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.