PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 -9.docx



3 buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25/8/1883. →quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành. Để xoa dịu dư luận và lung lạc quan lại phong kiến, Pháp đề nghị triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884). - → chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam. III. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884. - Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta được thể hiện: * Tại mặt trận Đà Nẵng: - Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền .... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch - Nhiều toán nghĩa binh phối hợp với quân triều đình anh dũng chống trả. + Đốc học Phạm Văn Nghị tập hợp 300 nghĩa binh → vào kinh đô giết giặc. + Nghĩa quân do Phan Gia Vĩnh phối hợp quân triều đình đẩy lui nhiều cuộc tấn công. * Mặt trận Gia Định: - Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861). - Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến. * Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì: - Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. - Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực. Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. * Mặt trận Bắc Kì: - Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh...
4 - Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận ... - Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ... - Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy .. - Kí Hiệp ước Hác măng(25/8/1883), Patonot(6/6/1884), triều đình Huế đã phản bội nhân dân cả nước, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao ở các giai đoạn sau gây cho Pháp nhiều thiệt hại., thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam trong bất kì hoàn cảnh nào IV.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến 1884 có những đặc điểm nào nổi bật? - Chiến đấu kịp thời: ngay khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà Nẵng cho đến khi nhà Nguyễn bị khuất phục hoàn toàn nhân dân ta đã có ý thức bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đứng lên đấu tranh mà không trông chờ vào bất kì mệnh lệnh hay lời kêu gọi nào của triều đình. Đặc điểm này xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc. - Xác định đúng kẻ thù dân tộc: khi Tổ Quốc lâm nguy, nhân dân đã tự xác định được đâu là bạn, đâu là thù để tập trung sức mạnh kháng chiến chống Pháp (trường hợp Phạm Văn Nghị.). - Tinh thần chiến đấu anh dũng: nhân dân kháng chiến với mọi vũ khí có trong tay, bằng sức lực, sự mưu trí và quyết tâm cao nhất của mình để bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương đất nước... - Hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh vũ trang như đánh du kích, tập kích, phục kích, thủy chiến.. kết hợp với đấu tranh bằng thơ văn yêu nước (thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân…) - Nhân dân biết kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với chống phong kiến đầu hàng sau khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu…”. Từ đây, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tách thành mặt trận riêng, không lệ thuộc vào triều đình. V. Nguyên nhân Thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858- 1884) 1. Nguyên nhân thất bại: - Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nướcta. - Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại. - Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.