Content text 1. CHỦ ĐỀ 1.docx
A TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí và mục tiêu của môn vật lí Vật lí học là môn khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất đa dạng, từ Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học đến Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. Mục tiêu của việc học tập môn Vật lí ở cấp trung học phổ thông là giúp các em hình thành, phát triển năng lực Vật lí với các biểu hiện chính sau: +) Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường. +) Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. +) Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. 2. Vai trò của Vật lí đối với cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ Trong cuộc sống, tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiều vật dụng. Vật lí học là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Nhiều thành tựu của vật lí học được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại kĩ thuật và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật lí. 3. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà Vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này có tiến trình gồm các bước như sau: Bước 1: Quan sát, suy luận. Bước 2: Đề xuất vấn đề. Bước 3: Hình thành giả thuyết. Bước 4: Kiểm tra giả thuyết. 1 VẬT LÍ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bước 5: Rút ra kết luận. Sơ đồ minh họa phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. +) Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thiết nào đó. Kết quả mới này cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới. +) Phương pháp mô hình dùng các mô hình (mô hình vật chất, mô hình lí thuyết, mô hình toán học ...) để nghiên cứu, giải thích các tính chất của vật thật, tìm ra cơ chế hoạt động của nó,... Sơ đồ minh họa phương pháp thực nghiệmSơ đồ minh họa phương pháp mô hình B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. B. sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất. C. sự cấu tạo chất và năng lượng. D. các dạng vận động của vật chất và sự biến đổi của các chất. Câu 2. Tiến trình chung của quá trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước: A. Đề xuất vấn đề; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận. B. Hình thành giả thuyết; Quan sát, suy luận; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận. C. Quan sát, suy luận; Đề xuất vấn đề; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận. D. Đề xuất vấn đề; Quan sát, suy luận; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận. Câu 3. Nền tảng internet kết hợp với điện thoại thông minh và một số thiết bị công nghệ là ứng dụng của Vật lí trong lĩnh vực nào sau đây? A. Thông tin liên lạc. B. Y tế. C. Công nghiệp. D. Nghiên cứu khoa học. Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải là thành tựu của Vật lí trong lĩnh vực Y học? A. Chụp X-quang. B. Chụp cắt lớp vi tính (CT). C. Xạ trị. D. Nhiễu xạ tia X. Câu 5. Ứng dụng nào sau đây là thành tựu của Vật lí trong nghiên cứu khoa học? A. Chụp cắt lớp vi tính (CT). B. Kính hiển vi điện tử. C. Cảm biến đo độ ẩm của đất. D. Cửa đóng mở tự động. Câu 6. Khẳng định nào dưới đây không phải là vai trò của Vật lí học? A. Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên. B. Vật lí là cơ sở của công nghệ. C. Vật lí giúp tăng cơ hội việc làm cho người lao động. D. Vật lí gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Câu 7. Thành tựu nào sau đây có thể minh họa cho phương pháp mô hình trong nghiên cứu Vật lí? A. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học. B. Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên. C. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Einstein xây dựng thuyết tương đối. Câu 8. Thành tựu nào sau đây có thể minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí? A. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học. B. Planck xây dựng thuyết lượng tử.
C. Sự ra đời lí thuyết và thực hành mạch LC. D. Einstein xây dựng thuyết tương đối. Câu 9. Quả địa cầu trong phòng thí nghiệm ở trường phổ thông là loại mô hình nào sau đây? A. Mô hình vật chất. B. Mô hình lí thuyết. C. Mô hình toán học. D. Mô hình kí hiệu. Câu 10. Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu Vật lí: Đề xuất vấn đề; Hình thành giả thuyết; Kiểm tra giả thuyết; Rút ra kết luận; Quan sát, suy luận. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp. BẢNG ĐÁP ÁN 01. A 02. C 03. A 04. D 05. B 06. D 07. D 08. A 09. A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 10: (1): Quan sát, suy luận. (2): Đề xuất vấn đề. (3): Hình thành giả thuyết. (4): Kiểm tra giả thuyết. (5): Rút ra kết luận. (1) (2) (3) (4) (5)