Content text virus buổi 6 (2) (1).pdf
) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) VIRUS Nội dung bài học 1. Thí nghiệm phát hiện ra virus 2. Cấu tạo virus 3. Hình thái 4. Kích thước 5. Vật chất di truyền 6. Protein của virus 7. Virus chỉ sinh sản trong tế bào chủ 8. Các đặc điểm chung trong chu kỳ sinh sản của các virus 9. Chu kỳ sinh sản của phage 10. Chu kỳ tiềm tan 11. Các virus đặc biệt
) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) VIRUS 1. THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN RA VIRUS Vào cuối những năm 1800, Martinus Beijerinck, thuộc Trường Kỹ thuật Delft, Hà Lan, đã tiến hành nghiên cứu đặc tính của tác nhân gây bệnh khảm ở cây thuốc lá (sau này còn được gọi là bệnh đốm vòng). KẾT QUẢ Khi đem dịch nhựa cây bị bệnh đã được lọc chà xát lên cây khỏe, thì các cây khỏe bị nhiễm bệnh. Như vậy, dịch nhựa cây sau khi được chiết xuất và lọc có thể tác động như một nguồn lây nhiễm đối với một nhóm cây khác. Các nhóm cây kế tiếp biểu hiện bệnh ở mức độ giống với nhóm cây nhiễm bệnh trước đó KẾT LUẬN Tác nhân lây nhiễm rõ ràng không phải là vi khuẩn bởi vì nó có thể vượt qua được màng lọc bắt giữ vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh hẳn là đã sinh sản trong cơ thể thực vật bởi vì khả năng gây bệnh của nó không hề suy giảm sau nhiều lần chuyển từ cây này sang cây khác.
) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) VIRUS 2. Cấu tạo - Virus chưa có cấu tạo tế bào, nên mỗi virus thường được gọi là hạt. - Hạt virus hoàn chỉnh đang ở giai đoạn không nhân lên thì được gọi là virion. - Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsomere. Phức hợp gồm axit nucleic và protein gọi là nucleocapsit. - Một số virus còn có thêm một vỏ nữa bao bên ngoài nucleocapsit gọi là vỏ ngoài. - Vỏ ngoài của virus có nguồn gốc từ màng sinh chất bị cuốn theo khi virus này chồi để thoát ra khỏi tế bào. - Ở virus hecpet, vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng nhân được xem là ngoại lệ - Trên bề mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin do virut mã hóa, có chức năng bám vào thụ thể bề mặt của tế bào. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. - Một số virus có một số phần tử enzyme của virus nằm trong lớp vỏ capsid.
) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) VIRUS 3. Hình thái Cách sắp xếp của các capsomere tạo cho virus có 3 kiểu cấu trúc chính: a) Cấu trúc xoắn - Các capsomere sắp xếp xung quanh lõi axit nucleic theo chiều xoắn của lõi ấy, tạo thành một ống giống như cầu thang xoắn. Chiều dài của capsid phụ thuộc vào chiều dài của sợi axit nucleic. - Nếu ngắn thì virus có hình que, còn nếu dài thì có hình sợi mềm mại. Một virus có cấu trúc xoắn được nghiên cứu kĩ là virus gây bệnh đốm thuốc lá (TMV). b) Cấu trúc khối - Capsid có dạng hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều, có 30 cạnh, 12 đỉnh. - Đỉnh là nơi gặp nhau của 5 cạnh.