Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 36 - File word có lời giải.docx
2. Trong kỳ thứ hai, không khí trong xi lanh bị nén lại với tỉ số nén của thể tích là 14:1 và áp suất lên tới 45 atm, làm nhiệt độ trong buồng đốt tăng lên. 3. Sau khi nén xong, ở kỳ thứ 3 nhiên liệu diesel được phun trực tiếp vào buồng đốt thông qua kim phun. 4. Dưới áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy mà không cần tia lửa điện. Biết hiệu suất của động cơ diesel là 45%. Biết rằng năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1 lít dầu diesel là 35 MJ. Bỏ qua các quá trình trao đổi nhiệt với môi trường và với động cơ. a. Trong động cơ diesel các bu-gi đánh lửa sẽ đốt cháy dầu diesel để sinh công. b. Nhiệt độ trong buồng đốt ngay khi dầu diesel được phun vào là 691,3 o C. c. Công của động cơ sinh ra khi đốt cháy 1 lít dầu diesel là 15,75 MJ . d. Biết xe có khối lượng 2,4 tấn, lực phát động của động cơ là 12400N, lực ma sát do mặt đường (đường nằm ngang) tác dụng lên xe bằng 0,487 trọng lượng xe. Với 1 lít xăng xe chạy được quãng đườn 25 km. Lấy g = 10 m/s 2 . Câu 2. Một thanh kim loại MN dài 20 cm chuyển động đều với tốc độ 40 cm/s trên hai thanh kim loại AB và CD song song nhau trên mặt bàn nằm ngang. Thanh MN luôn tiếp xúc vuông góc với thanh AB và CD. Hai đầu của thanh AB cà CD được nối với nhau bởi một tụ điện có điện dung 0,5 , hệ được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,5 T có hướng như hình vẽ. a. Khi thanh MN di chuyển sang phải thì dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ. b. Trong quá trình thanh MN chuyển động, động năng đã chuyển hoá thành năng lượng điện trường trong tụ điện. c. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là 40 mV. d. Điện tích trên tụ là 20 nC. Câu 3. Một xi-lanh thẳng đứng, đầu trên được đậy kín bằng một pittông di động tự do không ma sát. Bỏ qua khối lượng của pittông. Biết rằng bên trong xi-lanh có chứa 0,05 kg nước ở 100 o C. Khi cung cấp nhiệt, toàn bộ nước bị chuyển thành hơi nước, đẩy pittông đi lên. Giả sử hơi nước sau khi hoá hơi ở cùng nhiệt độ
100 o C. Bỏ qua sự thay đổi nhiệt độ của xi-lanh, hơi nước và pittông. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100 o C và 1 atm = 1,013×10 5 (N/m 2 ) là L = 2260 kJ/kg. a. Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi hoàn toàn lượng nước này là 226 kJ. b. Thể tích hơi nước sau khi toàn bộ nước bốc hơi xấp xỉ 85 lít. c. Công do hơi nước sinh ra khi đẩy pittông lên là 8,6 (kJ). d. Phải làm lạnh đều khối khí đến nhiệt độ 50 o C để chiều cao cột không khí trong xilanh giảm còn 0,8 chiều cao ban đầu. Câu 4. Khối chất của đồng vị phóng xạ, sau một khoảng thời gian phân rã và ghi nhận độ phóng xạ của khối chất theo đồ thị sau: a. Đường thẳng mô tả ln(phân rã/phút) có dạng: lnN(t) = - 0,015.t + 7,3 b. Độ phóng xạ ban đầu trong mỗi phút của khối chất là 1480 (phân rã/phút) c. Chu kỳ bàn rã của chất phóng xạ là 45,6 phút. d. Sau thời gian 91,2 phút nếu dùng thiết bị đo bức xạ sẽ nhận được trung bình có 3,13 phân rã/phút. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Thanh AB dài 40 cm quay đều quanh một trục đi qua đầu A của thanh với tốc độ góc 20 rad/s. Biết thanh quay đều trong mặt phẳng nằm ngang. Hệ đặt trong từ trường đều B = 0,25 T có phương vuông góc với mặt phẳng chuyển động của thanh AB. Suất điện động xuất hiện ở hai đầu thanh AB là bao nhiêu volt (V)? Câu 2. Cực quang là hiện tượng ánh sáng rực rỡ xuất hiện trên bầu trời ban đêm gần các vùng cực của Trái Đất – thường thấy ở Bắc bán cầu (Aurora Borealis) và Nam bán cầu (Aurora Australis). Về nguyên nhân: