PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 9. Kiến nghị hoàn thiện vd phap ly liên quan đến nguyen tac xac dinh TNHS trong trường hợp đa tội phạm theo quy định...– Ts.Nguyễn Thị Minh Trâm.pdf

1 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐA TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Trâm Tóm tắt Đa tội phạm là một vấn đề pháp lý đã được nhà làm luật quan tâm từ khi ban hành BLHS năm 1985, tuy nhiên cho đến nay khi Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) ra đời, chế định này vẫn chưa được quan tâm toàn diện. Theo quy định của BLHS năm 2015 thì các hình thức của đa tội phạm được quy định với đa dạng vai trò khi xác định mức độ chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với chủ thể phạm tội: là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay BLHS vẫn còn bỏ ngỏ về nguyên tắc áp dụng các tình tiết này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích quy định của BLHS năm 2015 về đa tội phạm; phân tích sự ảnh hưởng của đa tội phạm trong việc xác định TNHS đối với chủ thể phạm tội; và từ đó cho thấy bất cập lớn khi nhà làm luật không quy định nguyên tắc áp dụng các hình thức này. Cuối cùng, bài viết kiến nghị một số nguyên tắc áp dụng các hình thức đa tội phạm mang tính chất gợi mở để hoàn thiện chế định đa tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam. Từ khóa: đa tội phạm, nhiều tội phạm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. 1. Chế định đa tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015 Đa tội phạm là trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành từ hai tội phạm độc lập trở lên và những tội phạm này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định của BLHS hoặc trong trường hợp đã bị kết án thì chưa được xóa án tích.1 Hiện nay mặc dù khái niệm đa tội phạm chưa được quy định chính thức trong BLHS năm 2015 nhưng các hình thức của nó cũng dần được quy định trong BLHS với các  Tiến sĩ, giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM. 1 Nguyễn Thị Minh Trâm (2022), Các tình tiết tăng nặng TNHS liên quan đến nhiều tội phạm theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, tr.29.
2 vai trò khác nhau, có thể là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Cụ thể như sau: Thứ nhất, hình thức phạm nhiều tội. BLHS năm 2015 không có chương riêng hoặc điều luật riêng quy định về phạm nhiều tội mà hiện nay chỉ có hai điều luật quy định vấn đề liên quan đến phạm nhiều tội, đó là Điều 55 - Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (áp dụng đối với người từ đủ 18 trở lên) và Điều 103 - Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội). Thứ hai, hình thức phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. BLHS năm 2015 quy định phạm tội có tính chất chuyên nghiệp giữ vai trò là dấu hiệu định khung hình phạt trong các tội phạm cụ thể 2 hoặc giữ vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 52 BLHS. Về nội dung của phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì hiện nay chỉ có hai văn bản hướng dẫn áp dụng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, đó là Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP3 và Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP4 . Trong đó, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn rằng để áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, ngoài số lần phạm tội từ 05 lần trở lên, người phạm tội rửa tiền lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội rửa tiền làm nguồn sống chính.5 Còn theo hướng dẫn tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS năm 2015 về tội rửa tiền thì: “3. Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập”. Như vậy, mặc dù BLHS năm 2015 quy định phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là dấu hiệu định khung hình phạt trong một số tội phạm cụ thể nhưng Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP chỉ hướng dẫn áp dụng 2 Hiện nay, PTCTCCN được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của 36 điều luật trong BLHS năm 2015: Điều 150; Điều 151; Điều 152; Điều 153; Điều 154, Điều 168; Điều 169; Điều 170; Điều 171; Điều 173; Điều 174; Điều 175, Điều 188; Điều 190; Điều 191; Điều 192; Điều 193; Điều 194; Điều 195; Điều 198; Điều 203; Điều 214; Điều 215, Điều 248, Điều 285; Điều 290; Điều 291; Điều 321; Điều 322; Điều 323; Điều 324; Điều 328, Điều 348; Điều 349; Điều 350, Điều 365 BLHS năm 2015. 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm Phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS năm 1999. 4 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS năm 2015. 5 Xem mục 5.1 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm Phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS năm 1999.
3 đối với tội rửa tiền quy định tại Điều 324 BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP thì đã hết hiệu lực thi hành cho đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế. Thứ ba, hình thức phạm tội 02 lần trở lên (phạm tội nhiều lần). Mặc dù tình tiết này đã được quy định từ BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhưng cho đến nay BLHS năm 2015 vẫn chưa ghi nhận chính thức khái niệm của tình tiết này. Về nội dung, hiện nay chỉ có một số văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết này đối với một số tội phạm cụ thể như Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với tội chứa mại dâm quy định tại Điều 254 BLHS năm 1999, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC- TANDTC- BTP hướng dẫn áp dụng như sau: “Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 và 201 của BLHS năm 1999, Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi BLHS năm 2015, Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng “phạm tội 02 lần trở lên” tại các điều 353, 354, 355, 356, 357, 358, 361, 364, 365 và 366 của BLHS năm 2015. Tuy nhiên một số văn bản nêu trên đã hết hiệu lực thi hành và chưa có văn bản thay thế. Về vai trò, phạm tội 02 lần trở lên được BLHS năm 2015 quy định giữ vai trò là dấu hiệu định khung hình phạt trong các tội phạm cụ thể 6 hoặc giữ vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS trong quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Thứ tư, hình thức “đã bị kết án, chưa được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới”. Đây là một trong các hình thức của đa tội phạm mà hiện nay BLHS năm 2015 sử dụng để quy định khá phổ biến với đầy đủ các vai trò. Cụ thể là dấu hiệu “đã bị kết án, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới” được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm cụ thể 7 thông qua việc quy định dấu hiệu “đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội.... được quy định trong BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu định tội trong các CTTP cơ bản. Ngoài ra dấu hiệu này còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS thông qua việc quy định điều kiện áp dụng tình tiết tái phạm và tái phạm nguy hiểm tại Điều 53 BLHS năm 2015. BLHS năm 2015 quy định tình tiết “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” là dấu hiệu định 6 Điều 134; Điều 141; Điều 142; Điều 143; Điều 144; Điều 145; Điều 146; Điều 147; Điều 150; Điều 151; Điều 152; Điều 153; Điều 154; Điều 155, Điều 157; Điều 158; Điều 159; Điều 163; Điều 164; Điều 165, Điều 177, Điều 187, Điều 188; Điều 189; Điều 200; Điều 204; Điều 216; Điều 217; Điều 218; Điều 225; Điều 226; ..... 7 Điều 172; Điều 173; Điều 174; Điều 175; Điều 177, Điều 178, Điều 188; Điều 189; Điều 190; Điều 191; Điều 192; Điều 195; Điều 197; Điều 198; Điều 199; Điều 200; Điều 201; Điều 202; Điều 209; Điều 217a; Điều 227; Điều 228; Điều 232; Điều 234;...
4 khung hình phạt của 102 điều luật trong Phần các tội phạm cụ thể của BLHS năm 2015. Trong đó, tình tiết “tái phạm” được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của 01 điều luật duy nhất là tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS năm 2015) và tình tiết “tái phạm nguy hiểm” là của 101 điều luật 8 . Như vậy, đánh giá chung các hình thức của đa tội phạm về cơ bản được quy định từ rất sớm và đa dạng các vai trò cũng như xuất hiện khá phổ biến trong các tội phạm cụ thể. Chính vì khi quy định đa dạng các vai trò nêu trên nhưng BLHS năm 2015 chưa quy định nguyên tắc áp dụng các hình thức này khi xác định TNHS đối với chủ thể phạm tội là thiếu xót lớn. Ngoài ra, các hình thức đa tội phạm trong một số trường hợp sẽ bị trùng lặp các dấu hiệu phạm tội nên nếu không quy định nguyên tắc áp dụng dễ dẫn đến áp dụng đồng thời các hình thức đa tội phạm cho chủ thể phạm tội là không đảm bảo tính khách quan và công bằng khi xác định TNHS. 2. Sự ảnh hưởng của đa tội phạm trong việc xác định trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong BLHS do Tòa án áp dụng theo một trình tự nhất định.9 Khi xác định TNHS đối với người phạm tội thì hành vi này phải dựa vào cơ sở sau: là hành vi được BLHS quy định là tội phạm bao gồm: những hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS; những hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu luật định về trường hợp tội phạm chưa hoàn thành và những hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu luật định về hành vi phạm tội của các loại người đồng phạm.10 Một trong các hình thức phổ biến của TNHS là hình phạt, giữa hình phạt và trách nhiệm hình sự có mối liên hệ chung – riêng. 11 Do đó việc quyết định hình phạt cũng ảnh hưởng đến mức độ chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể phạm tội. Căn cứ tại Điều 50 BLHS năm 2015 thì một trong các căn cứ quyết định hình phạt là ngoài việc dựa vào quy định của BLHS thì còn phải dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm 8 Điều 123; Điều 134; Điều 141; Điều 142; Điều 143; Điều 144; Điều 146; Điều 147; Điều 150; Điều 151; Điều 152; Điều 153; Điều 154; Điều 168; Điều 169; Điều 170; Điều 171; Điều 172; Điều 173; Điều 174; Điều 175; Điều 177; Điều 178, Điều 188; Điều 189; Điều 190; Điều 191; Điều 192; Điều 193; Điều 194; Điều 195; Điều 196; Điều 200; Điều 202; Điều 203; Điều 209; Điều 210; Điều 211; Điều 212; Điều 213; Điều 214; Điều 215; Điều 228; Điều 232; Điều 234;... 9 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên, 2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Hồng Đức, tr.250. 10 Trần Thị Quang Vinh (2002), Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, tr.16. 11 PGS.TS Trịnh Tiến Việt (Chủ biên, 2022), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.