Content text Bài 28 Phát triển bền vững.docx
2 B. sử dụng các loại phân bón vô cơ tổng hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất. C. hạn chế xem tivi và tăng cường sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để tiết kiệm năng lượng điện. D. khuyến khích người dân sinh thêm con để không thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai. Câu 8. Khí đóng góp chính tới 50% cho việc gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO 2 . B. Nitrogen oxide. C. CFC. D. Methane. 1.2 Thông hiểu Câu 1. Giáo dục môi trường không có trọng tâm nào sau đây? A. Đưa ra những dự đoán về các vấn đề môi trường và thực hiện các nghiên cứu cải tạo môi trường sống. B. Thúc đẩy sự tham gia của tất cả người dân có tư duy phản biện, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề môi trường. C. phát triển kĩ năng để hành động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường. D. Tôn trọng yêu mến thiên nhiên và môi trường, có hành động tích cực và thiết thực để bảo vệ môi trường. Câu 2. Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường là yếu tố cần thiết để phát triển bền vững vì A. sự phát triển kinh tế thường dẫn tới sự gia tăng nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường. B. suy thoái môi trường dẫn đến suy giảm sức khỏe, suy giảm kinh tế và gây ra những xáo trộn xã hội. C. sự phát triển kinh tế làm giảm khoảng cách giàu nghèo và tạo sự công bằng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. D. xã hội phát triển dẫn tới gia tăng các nhu cầu tiêu dùng, khai thác tài nguyên và giảm lượng chất thải. Câu 3. Hoạt động nào sau đây không phải là phát triển bền vững? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. B. Tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. C. Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, xe chạy bằng xăng, dầu. D. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. Câu 4. Hoạt động nào sau đây không làm suy giảm đa dạng sinh học? A. Làm mất nơi ở. B. Xuất hiện các loài du nhập. C. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
3 Câu 5. Làm giàu đa dạng sinh học là biện pháp sử dụng (1) để bổ sung, làm tăng các yếu tố (2) cho hệ sinh thái. Vị trí (1) và (2) tương ứng là A. (1) vi sinh vật, (2) cần thiết. B. (1) vi sinh vật, (2) dinh dưỡng. C. (1) sinh vật, (2) cần thiết. D. (1) sinh vật, (2) dinh dưỡng. Câu 6. Tác nhân không gây ô nhiễm môi trường A. các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp. B. hoạt động của nền nông nghiệp sinh thái. C. các chất thải sinh hoạt. D. công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh. Câu 7. Nguyên nhân không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật là A. khai thác quá mức nguồn lợi sinh vật. B. hủy diệt nơi sống và các hệ sinh thái. C. môi trường suy giảm do các hoạt động của con người. D. phát triển quá mức các hệ sinh thái nhân tạo. Câu 8. Những nguyên nhân nào gây nên sự suy giảm cuộc sống con người? I. Hiện tượng Elnino và hiện tượng Lanina. II. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. III. Khai thác các hệ sinh thái một cách không bền vững. IV. Sự gia tăng dân số ngày một nhanh, gây sức ép ngày càng lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. A. I, III và IV. B. I, II và III. C. II, III và IV. D. I, II, III và IV. 1.3 Vận dụng Câu 1. Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mĩ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn nổ súng khi bị một con gấu xám cái tấn công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. Biện pháp nào sau đây phù hợp để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người? A. Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia. B. Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này. C. Quy định thời gian và địa điểm các mùa săn bắn. D. Cấm săn bắn trên toàn khu bảo tồn.
4 Câu 2. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở một bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; С = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau: Hệ sinh thái 1: А В C E. Hệ sinh thái 2: A В D E. Hệ sinh thái 3: С A B E. Hệ sinh thái 4: С A D E. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào không tồn tại? A. Hệ sinh thái 1. B. Hệ sinh thái 2. C. Hệ sinh thái 3. D. Hệ sinh thái 4. Hướng dẫn giải: đáp án A. - Hệ sinh thái 1 có sinh khối của sinh vật sản xuất nhỏ hơn nhiều lần sinh vật tiêu thụ bậc 2 do đó không tồn tại. - Hệ sinh thái 2 có thể tồn tại trong thời gian ngắn, là hệ sinh thái thủy sinh. - Hệ sinh thái 3 là hệ sinh thái bền vững do có sinh khối sinh vật sản xuất lớn. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có nhiều loại rộng thực. - Hệ sinh thái 4 là hệ sinh thái bền vững do có hình tháp sinh thái cơ bản, sinh khối sinh vật sản xuất lớn. 2. CÂU HỎI ĐÚNG - SAI 2.1 Biết Câu 1. Khi nói về phát triển bền vững, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai? a. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. b. Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường là yếu tố cần thiết để phát triển bền vững. c. Khai thác hợp lý đồng thời xây dựng khu bảo tồn biển để duy trì ổn định nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai là một biện pháp về phát triển bền vững. d. Nông nghiệp bền vững cho phép sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi mà không gây thiệt hại cho con người hoặc hệ sinh thái, ngăn chặn các tác động bất lợi đối với đất, nước, không khí, da dạng sinh học. * Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Câu 2. Khi nói về nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.