PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chuyên đề 2. Ca dao.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 2 CA DAO Mục tiêu  Kiến thức + Phân biệt khái niệm ca dao và dân ca. + Khái quát cấu trúc hình thức của ca dao, các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. + Cảm nhận vẻ đẹp của người lao động qua ca dao: tình yêu quê hương thắm thiết, sự gắn bó với làng quê, tình cảm gia đình thiêng liêng. + Nêu được về nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. + Phân tích cấu tạo, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. + Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu và láy vần). + Mô tả được các bước của quá trình tạo lập một văn bản. + Trình bày được khái niệm đại từ. + Nhận biết các đại từ trong văn bản nói và viết.  Kĩ năng + Giới thiệu về ca dao: tên gọi, thể thơ lục bát, hình thức diễn xướng trong đời sống. + Mô phỏng được một số hình thức diễn xướng trong ca dao. + Phát hiện và giải thích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng. + Biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. + Vận dụng những kiến thức liên kết, bố cục và mạch lạc vào việc đọc – hiểu văn bản và thực tiễn nói. + Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu của giao tiếp.
Trang 2 A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM CA DAO THỂ LOẠI NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Ca dao, dân ca là những sáng tác dân gian, thuộc thể loại trữ tình. Xét về nguồn gốc, ca dao và dân ca là một. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu phân biệt dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thường được viết theo những nhạc điệu nhất định. Ca dao là phần lời của dân ca. Ca dao phản ánh cuộc sống nhiều mặt của nhân dân, đặc biệt là tâm tư, tình cảm, khát vọng, nỗi niềm của con người như tình cảm quê huong đất nước, tình cảm lứa đôi, nỗi thương mình, phê phán, đã kích xã hội... Ngắn gọn, cách phô diễn tình cảm hết sức phong phú. Thường sử dụng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Ngôn ngữ vừa giàu chất thơ vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH Bài 1: Lòng biết ơn công lao cha mẹ - Cặp hình ảnh so sánh: “Công cha – núi ngất trời”, “Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông”. - “Núi – nước” là hiện tượng thiên nhiên mang tầm vóc to lớn bất tận, mênh mông, dùng để biểu đạt công lao, tình yêu vĩ đại của cha mẹ đối với con. - “Cù lao chín chữ” khái quát công lao của cha mẹ khi nuôi con. - Hai chữ “con ơi” khiến câu ca dao thêm ngọt ngào, nhắn nhủ bài học về tình hiếu thảo thêm sâu lắng. Bài 2: Nỗi nhớ gia đình, quê hương - Nhân vật trữ tình: người con gái lấy chồng xa. - Thời gian: “Chiều chiều” gợi nên tâm trạng nhung nhớ, cô đơn. - Không gian: “ngõ sau” vắng vẻ, yên tĩnh, phù hợp bộc lộ nỗi niềm riêng tư, khắc khoải – nỗi nhớ quê nhà. - “Chín chiều” hình ảnh tượng trưng thể hiện mức độ cao nhất của nỗi nhớ. - Nỗi nhớ quê hương cũng chính là tình cảm hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ khi lo lắng mình ở xa không thể chăm sóc cho cha mẹ. Bài 3: Tình cảm và nỗi nhớ dành cho ông bà - Hình ảnh “nuột lạt” giản dị, quen thuộc gắn bó với ngôi nhà. Đặc điểm đan cài của nuộc lạt thể hiện sự gắn kết của tình cảm gia đình. - Biện pháp so sánh “nuộc lạt” với nỗi nhớ ông bà giúp cụ thể hóa một tình cảm trừu tượng. - Cấu trúc so sánh: “bao nhiêu – bấy nhiêu” thể hiện sự tương đồng, tăng cấp, mang ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh mức độ sâu sắc của nỗi nhớ, tình cảm dành cho ông bà. Bài 4: Tình cảm ruột thịt giữa anh em một nhà
Trang 3 - Hình ảnh so sánh “tay chân”: Tay và chân là hai bộ phận quan trọng, có mối quan hệ khăng khít của cở thể. - Biện pháp so sánh giúp khẳng định tình cảm anh em khăng khít. - Nhắc nhở anh em một nhà luôn giữ gìn hòa thuận, yêu thượng, đùm bọc nhau. NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN BÀI 1: Thân phận của người phụ nữ, người lao động qua hình ảnh con cò - Con cò trong ca dao tiêu biểu cho những thân phận nhỏ bé, đáng thương, luôn phải vất vả, lam lũ. - Thân phận con người nhỏ bé, vất vả được khắc họa qua phép đối lập giữa hình ảnh con cò với môi trường xung quanh. - Hệ thống từ ngữ đối lập cũng gây ấn tượng về sự trắc trở của thân phận: lên – xuống; bể đầy – ao cạn. - Câu hỏi tu từ ở hai câu cuối: Lời oán trách, phê phán, lên án xã hội bất công, đày đọa những thân phận nhỏ bé. BÀI 2: Thân phận của người lao động - Điệp từ “thương thay” mở đầu các câu thơ: + Mỗi câu thơ là một tiếng kêu ai oán, xót xa bị kìm nén bấy lâu, nên được cất lên để tự thương, tự cảm cho số phận của bản thân. + Gây ấn tượng sâu sắc về những cảnh ngộ, số phận đáng thương trong cuộc sống. - Bốn hình ảnh ẩn dụ: con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc đã gợi liên tưởng tới những nổi khổ cực, vất vả của lớp người nhỏ bé trong xã hội. BÀI 3: THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ - Mở đầu “thân em” thường thấy trong các lời ca dao than thân, hàm ý chỉ thân phận, số phận một cách khiêm nhường, nhỏ bé. - Hình ảnh trái bần: + Đâm sắc thái Nam Bộ. + Sự vật nhỏ bé, tầm thường, trôi nổi. - “Sóng dập sóng dồi” ẩn dụ cho thử thách, truân chuyên trong cuộc đời người phụ nữ. - Câu hỏi tu từ là lời than thân đồng thời thể hiện sự phản kháng của người phụ nữ xưa. NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM Châm biếm là một chủ đề quan trọng trong thơ ca dân gian. Nét nổi bật của ca dao châm biếm là thể hiện trình độ nghệ thuật trào lộng dân gian xuất sắc. BÀI 1: - Sử dụng hình thức “ướm hỏi”, lấy cớ hỏi vợ cho chú để phác họa bức chân dung người chú lười biếng, nghiện rượu chè. - Phê phán kiểu người lười lao động, nghiện ngập, sa đà tệ nạn, vô trách nhiệm với cuộc đời mình và không đóng góp được gì cho xã hội. BÀI 2:
Trang 4 - Sử dụng hình thức nói nhại, nhại lại những lời phán nước đôi, vô thưởng vô phạt của ông thầy bói về số phận của người phụ nữ đi xem bói. (tiền bạc; chẳng giàu thì nghèo; mẹ là đàn bà, cha là đàn ông; con đầu lòng không gái thì trai). - Bài ca dao phê phán loại người mê tín dị đoan. BÀI 3: - Hình thức kể chuyện, kể lại đám ma của con cò với sự có mặt của những nhân vật chỉ đến để ăn chia chứ không phải để chia buồn (cà cuống: uống rượu, chim ri: lấy phần; chào mào: đánh trống; chim chích: đi rao). Mỗi con vật đại diện cho một lớp người: con cò là người dân thường, cà cuống là kẻ tai to mặt lớn, chim ri, chào mào là lính lệ còn chim chích là anh mõ. - Phê phán hủ tục ma chay và những kẻ bóc lột, ăn chia trên sự mất mát của người khác. BÀI 4: - Thể hiện bức chân dung biếm họa cậu cai – tầng lớp nhỏ nhất trong bộ máy thống trị xưa – bên ngoài phô trương nhưng thực chất lại chẳng có gì, bình thường ra oai “nón dấu lông gà”, “ngón tay đeo nhẫn”, nhưng khi làm nhiệm vụ thì quần áo phải đi mượn, đi thuê thảm hại. - Phê phán tầng lớp lính lệ xưa thường hà hiếp nhân dân, tỏ thái độ thương hại, mỉa mai với tầng lớp này. II. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Bài ca dao số một trong Những câu hát về tình cảm gia đình đã sử dụng biện pháp so sánh ở hình ảnh nào? Lối so sánh ấy góp phần thể hiện nội dung, tình cảm của câu ca dao như thế nào? Gợi ý làm bài: Bài ca dao thứ nhất đã sử dụng biện pháp so sánh khi ví hai khái niệm “công cha – nghĩa mẹ” với hai hình ảnh thiên nhiên là “núi ngất trời – nước ở ngoài biển Đông”. Hình ảnh “núi ngất trời” diễn tả một chiều cao khôn cùng và hình ảnh “nước ở ngoài biển Đông” lại gợi tả một chiều rộng vô biên. Sự vô cùng, vô tận của không gian cũng giống như công lao của cha mẹ khi sinh thành, nuôi dưỡng các con cũng như tình yêu của cha mẹ là bất tận, không đong đếm được. Công lao của cha mẹ được ví von với những biểu tượng tự nhiên lớn lao, kì vĩ. Sự so sánh ấy làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. Bài 2. Hai chữ “con ơi” ở câu thơ cuối bài ca dao thứ nhất Những câu hát về tình cảm gia đình đem đến sắc thái tình cảm gì cho bài ca dao? Gợi ý làm bài: Hai chữ “con ơi” ở câu thơ cuối đã giúp cho nội dung của cả bài ca dao không còn cứng nhắc, giáo điều mà như lời nhắn nhủ, tâm tình khiến bài ca dao thêm phần ngọt ngào, sâu lắng. Bài ca dao tuy là lời răn dạy của cha mẹ nhưng lại mang âm điệu thiết tha, nhẹ nhàng như một lời ru. Bài 3. Xác định người nói trong bài ca dao thứ hai Những câu hát về tình cảm gia đình. Giải thích vì sao có thể xác định như vậy? Gợi ý làm bài: Bài ca dao thứ hai là lời của người con đang ở phương xa đang hướng tình cảm về quê mẹ. Trong ca dao truyền thống, không gian “ngõ sau” thường gắn liền với không gian tâm trạng của những người phụ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.