PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 9. SINH THÁI HỌC - HS.docx

CHỦ ĐỀ 9. SINH THÁI HỌC Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A. các yếu tố vật lí, hoá học, thổ nhưỡng của môi trường. B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. C. các yếu tố vật lí, hoá học, sinh học của môi trường. D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, áp suất, sinh vật của môi trường. Câu 2. Nhân tố hữu sinh gồm A. nhiệt độ, ánh sáng, nước, áp suất, độ pH của môi trường. B. các yếu tố vật lí, hoá học, thổ nhưỡng của môi trường. C. các yếu tố sinh học của môi trường có tác động đến sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ tác động đến sinh vật. Câu 3. Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể phát triển thuận lợi. C. khoảng cực thuận, phù hợp nhất cho sự phát triển của mọi loài sinh vật. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại nhưng năng lượng bị hao tổn nhiều. Câu 4. Giới hạn sinh thái thường được chia thành các khoảng là A. khoảng chống chịu và khoảng ngoài giới hạn chống chịu. B. khoảng thuận lợi và khoảng bất lợi. C. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. D. khoảng chống chịu và khoảng bất lợi. Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Nhiệt độ. B. Cây cỏ. C. Ánh sáng. D. Mùn hữu cơ. Câu 6. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Đây là định nghĩa khái niệm A. nơi ở của loài. B. ổ sinh thái của loài. C. ổ sinh thái của quần thể. D. giới hạn sinh thái của loài. Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái?
A. Các loài rất xa nhau về nguồn gốc vẫn có thể có ổ sinh thái trùng nhau một phần. B. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau thường cạnh tranh với nhau. C. Ổ sinh thái của mỗi loài chính là nơi ở của chúng. D. Các loài gần nhau về nguồn gốc có ổ sinh thái có thể trùng hoặc không trùng nhau. Câu 8. Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt các cá thể trong quần thể thường phân bố theo kiểu nào sau đây? A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố đồng đều hoặc ngẫu nhiên. Câu 9. Sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1? A. Mèo rừng. B. Vi khuẩn. C. Cây lúa. D. Sư tử. Câu 10. Ở mối quan hệ sinh thái nào sau đây không có loài nào bị hại? A. Ức chế cảm nhiễm. B. Cạnh tranh khác loài. C. Kí sinh. D. Hội sinh. Câu 11. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kì ngày đêm. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. Câu 12. Việc sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa là ứng dụng hiện tượng nào sau đây? A. Cân bằng quần thể. B. Cân bằng sinh học. C. Khống chế sinh học. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 13. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: cỏ sâu gà cáo hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. cỏ. B. gà. C. thỏ. D. hổ. Câu 14. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất. Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là A. . B. . C. . D. . Câu 15. Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ môi trường trong khoảng
từ , trong đó nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển khoảng . Khoảng thuận lợi về nhiệt độ của cây lúa là A. từ . B. từ . C. từ . D. từ . Câu 16. Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây? A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể. B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới. C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới. D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp. Câu 17. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. Câu 18. Cho các thông tin về giới hạn nhiệt độ của các loài sinh vật dưới đây: - Loài chân bụng Hydrobia aponensis: . - Loài đỉa phiến: . - Loài chuột cát đài nguyên: . - Loài cá chép Việt Nam: . Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng nhất? A. Cá chép. B. Chân bụng Hydrobia aponensis. C. Đỉa phiến. D. Chuột cát. Câu 19. Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ? A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm. B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng. C. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp. D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.
Câu 20. Sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái trong hình dưới thể hiện nhận định nào sau đây đúng? A. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi cho sinh vật tồn tại và phát triển. B. Sinh vật phát triển thuận lợi nhất trong khoảng giới hạn sinh thái. C. Sinh vật sẽ chết nếu giá trị của nhân tổ sinh thái nằm ngoài khoảng chống chịu. D. Hoạt động sống của sinh vật tăng lên ở giới hạn trên. Câu 21. Môi trường gồm nhiều nhân tô̂ sinh thái khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,... nếu một nhân tố sinh thái thay đổi không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sinh vật, đó là quy luật tác động nào sau đây? A. Quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái. B. Quy luật tác động tổng hợp của nhân tố sinh thái. C. Quy luật tác động của nhân tố vô sinh của nhân tố sinh thái. D. Quy luật tác động qua lại của nhân tố sinh thái. Câu 22. Nhận định nào sau đây thể hiện quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái đến sinh vật? A. Giá trị sinh thái thuận lợi cho sinh vật trong toàn bộ giai đoạn sinh trưởng, phát triển. B. Các giai đoạn phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng giống nhau của các nhân tố sinh thái. C. Sự phát triển của một loài sinh vật có thể chịu ảnh hưởng lớn từ một nhân tố sinh thái, trong khi ảnh hưởng của các nhân tố khác là rất nhỏ. D. Sự thay đổi giá trị của một nhân tố sinh thái không ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật. Câu 23. Cá hồi (Salmo salar) sinh ra và lớn lên ở vùng nước ngọt, khi trưởng thành chúng di cư ra

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.