PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 15 - ĐỊNH LUẬT II NEWTON - GV.docx

BÀI 15. ĐỊNH LUẬT II NEWTON I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Phát biểu - Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F a m → → hoặc Fma→→ Trong đó: 123....FFFF→→→→ : hợp lực tác dụng lên vật (N) m: khối lượng vật (kg) a: gia tốc (m/s 2 ) - Trong hệ SI, đơn vị của lực là N (Newton): 11.12kg m/sN 2. Mức quán tính - Khối lượng là đại lượng vô hướng, luôn dương, không đổi và có tính chất cộng được. - Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn và ngược lại. 3. Phương pháp động lực học Phương pháp động lực học là phương pháp vận dụng ba định luật Niu-tơn, nhất là định luật II, và các lực cơ học để giải các bài toán cơ học. Nó gồm các bước chính sau: Bước 1: Xác định tất cả các lực tác dụng lên vật (hệ vật) và biểu diễn chúng trên cùng một hình vẽ. Bước 2: Viết phương trình định luật II Niu-tơn ( dạng vectơ) Bước 3: Thực hiện phép chiếu (đưa phương trình vectơ về đại số để giải) Bước 4: Trả lời các nội dung theo yêu cầu của bài toán.   PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài toán: Khi vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực kéo KF→ cùng chiều chuyển động và lực cản cF→ ngược chiều chuyển động thì gia tốc của vật được xác định thế nào ? Phương pháp: * Vận dụng định luật II Newton
+ Chọn hệ quy chiếu như hình + Phương trình định luật II Newton : KCFFNPma→→→→→ (*) + Chiếu lên Ox: KCFFma (1) + Chiếu lên Oy: NPmg (2) * Kết hợp một số phương trình ở chuyển động thẳng biến đổi đều: 2 00 11 ...() 22dvtatvvt 22 02vvad 0vvv a tt    Ví dụ 1: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi được 50 m thì vật có vận tốc 6 m/s. Bỏ qua ma sát a) Gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên. b) Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ? Hướng dẫn giải: a) Gia tốc của vật: 2 222 0 60 20,36 2.50 m/svvaSa  - Thời gian vật đi được quãng đường 50m: 0 0 6 16,67 0,36 vv vvatts a   b) Lực tác dụng lên vật: 50.0,3618FmaN Ví dụ 2: Dưới tác dụng của hợp lực 20 N, một chiếc xe đồ chơi chuyển động với gia tốc 20,4 m/s . Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe chuyển động với gia tốc bao nhiêu? Hướng dẫn giải Ta có : 21221 2 121 50.0,4 1 20 m/sFFFa ma aaF Ví dụ 3: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang thì được truyền 1 lực F. Sau 10s vật này đạt được vận tốc 4m/s. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng, nếu gữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 5s vận tốc của vật là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: 210 1 40 04 10,/vv ams t    Từ đề, ta có F 2 = 2F 1  21221 2 121 2.0,40,8m/sFFFa ma aaF  2022 00815 12 ,./vvatms Ví dụ 4: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm bằng 3000N. Ô tô mất bao nhiêu thời gian để dừng hẳn? Độ dịch chuyển từ thời điểm hãm phanh đến khi dừng hẳng là bao nhiêu? Hướng dẫn giải:
Ta có: v 0 = 54km/h = 15m/s, khi xe dừng hẳn lại thì v = 0m/s Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bắt đầu hãm phanh. Định luật II Newton: 23000 2 1500/h h F Fmaams m   Thời gian để ô tô dừng hẳn: 00015 75 2,vvvv ats ta    Độ dịch chuyển của ô tô:  222 220 0 015 256,25 22.2 vv vvaddm a    Ví dụ 5: Một vật có khối lượng 500 g chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4s, vật di chuyển được quãng đường 24 m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo F k và lực cản Fc = 0,5N (lực cản luôn ngược chiều lực kéo). Giá trị của F k là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật Ta có: 222 0 11 ...242.4.42/ 22Svtataams Vận dụng định luật II Newton: 0520515–,.,,kckcFFmaFmaFN
II– BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ: PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. Câu 4. Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật. B. Kích thước và khối lượng của vật. C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật. D. Kích thước và trọng lượng của vật. Câu 5. Chọn phát biểu đúng. A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật. D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật. Câu 6. Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng? A. Fma→→ . B. Fma→→ . C. Fma→→ . D. Fma→ . Câu 7. Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton là A. Fma→ . B. F a m → → . C. a F m → → . D. a m F → → . Câu 8. Chọn phát biểu đúng. A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật. C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật. D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi. Câu 9. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.