Content text 8. Hình phạt trong quy định về các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam - Ths.Ncs. Phan Thị Phươ - Copy.pdf
1 HÌNH PHẠT TRONG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Phan Thị Phương Hiền * Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích quy định về hình phạt trong các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Trung Quốc đồng thời so sánh với pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp lý thuyết luật học và phương pháp so sánh, tác giả phân tích những nét tướng đồng và khác biệt trong quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự hai quốc gia, từ đó tham khảo một số kinh nghiệm trong pháp luật hình sự Trung Quốc và đề xuất một số kiến nghị. Từ khoá: hình phạt, các tội xâm phạm sở hữu, pháp luật hình sự Trung Quốc, Bộ luật hình sự. Đặt vấn đề Quy định về hình phạt ở phần chung cũng như phần các tội phạm cụ thể đóng vai trò rất quan trọng trong luật hình sự nhằm hướng đến phòng ngừa, xử lý các tội phạm. Để đạt được mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 31 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (BLHS năm 2015) thì việc quy định hình phạt cần phải hợp lý để tạo cơ sở cho việc áp dụng hình phạt trên thực tế. “Trong bối cảnh hệ thống hình phạt các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ, vai trò trung tâm của hình phạt tự do đang dần được thay thế bởi hình phạt về tài sản 1 (chủ yếu là hình phạt tiền) thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về nhóm hình phạt này càng trở nên cần thiết”, 2 đặc biệt đối với các tội xâm phạm sở hữu là nhóm tội phạm có gắn với dấu hiệu tài sản và động cơ vụ lợi, vì vậy cần thiết tìm hiểu mở rộng phạm vi áp dung các hình phạt không tước tự do trong các nhóm tội phạm nói chung và nhóm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự. * Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ, giảng viên khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM. 1 “Hình phạt tài sản là hình phạt có nội dung tước đi quyền lợi tài sản hợp pháp của người phạm tội”, Xem: Lê Trung Kiên (2018), Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc, Nxb. Tư pháp, tr. 231, (Tài liệu gốc: Trương Minh Khải (1999), Cương yếu Luật hình sự nước ngoài, Nxb. Đại học Thanh Hoa, tr. 389) 2 Lê Trung Kiên, tldd, tr. 231. (Tài liệu gốc: Trần Hưng Lương (2004), Triết học Luật hình sự, Nxb. Đại học Chính Trị Pháp luật, tr. 435.)
2 Trong pháp luật hình sự Việt Nam các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại chương XVI BLHS bao gồm 13 điều luật từ điều 168 đến điều 180. Các quy định này trong đó có quy định về hình phạt đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của công dân, tổ chức. Để góp phần hoàn thiện quy định hình phạt cũng như tạo cơ sở cho việc áp dụng hình phạt trong nhóm tội phạm này hiệu quả cần thiết tham khảo thêm pháp luật các nước,“các nước khác nhau thì sẽ có những khác biệt về văn hoá, quan niệm về giá trị đạo đức cũng như kỹ thuật lập pháp nên hệ thống hình phạt của các nước cũng sẽ có sự khác nhau”3 từ đó tạo điều kiện trong việc tham khảo các ưu điểm trong quy định pháp luật của các quốc gia. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có những nét tương đồng về văn hoá và hệ thống pháp luật, đặc biệt Trung Quốc cũng là nước có xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt về tài sản trong BLHS. Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu, tác giả so sánh và rút ra một số kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam. 1. Quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu Từ “pháp” trong tiếng Trung là “fa” - có nghĩa là công bằng, ngay thẳng và chính trực. Lịch sử phát triển của pháp luật Trung Quốc có thể được chia thành hai giai đoạn rộng. Giai đoạn đầu tiên là pháp luật Trung Quốc cổ điển. Có hai học thuyết chính thịnh hành vào thời điểm đó, Nho giáo và Pháp gia. Học thuyết của Nho giáo ủng hộ việc cai trị thông qua các phong tục, chuẩn mực và đạo đức truyền thống. Mặt khác, Pháp gia tin vào việc sử dụng hệ thống pháp luật và áp dụng các hình phạt nghiêm khắc để đạt được việc giữ gìn trật tự và an ninh trong xã hội. Giai đoạn thứ hai về cơ bản là giai đoạn hiện đại hóa. Sau chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1949, Trung Quốc đã cố gắng tạo ra một hệ thống pháp luật dựa trên pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hiện tại, pháp luật Trung Quốc là sự pha trộn giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa và luật dân sự theo phong cách phương Tây. Tuy nhiên, các truyền thống trước đó từ lịch sử Trung Quốc vẫn giữ được ảnh hưởng của chúng cho đến tận ngày nay.4 3 Lê Trung Kiên, tlđd, tr. 7 - 8. 4 Xem Muhammad Ali & Liu Yideng (2016), “Offences against Property in Chinese Criminal Law and Pakistan Penal Code: A Brief Comparison between Natures of Punishment”, Journal of Law and Criminal Justice, Vol. 4, No. 1, pp. 107-111, [https://web.archive.org/web/20190430190332id_/http://jlcjnet.com/journals/jlcj/Vol_4_No_1_June_2016/9.pdf] (truy cập ngày 21/8/2024).
3 Cũng giống như pháp luật hình sự Việt Nam, BLHS Trung Quốc 5 cũng phân chia hệ thống hình phạt bao gồm chính phạt chính (Điều 33) và hình phạt bổ sung (Điều 34), tuy nhiên khác với nguyên tắc áp dụng hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự Việt Nam là hình phạt bổ sung phải tuyên kèm với hình phạt chính thì trong BLHS Trung Quốc hình phạt bổ sung có thể tuyên độc lập họăc tuyên kèm với hình phạt chính, 6 trừ hình phạt bổ sung tịch thu tài sản là phải tuyên kèm với hình phạt chính,7 mỗi tội phạm có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Về nguyên tắc áp dụng hình phạt chính, có sự giống nhau giữa pháp luật Việt Nam và Trung Quốc:“đối với một tội, chỉ áp dụng duy nhất một hình phạt chính”.8 BLHS Trung Quốc bao gồm hai phần, phần 1 - những quy đinh chung (từ điều 1 đến điều 101) và phần 2 - những quy định riêng (từ điều 102 đến điều 451)9 trong đó các loại hình phạt, điều kiện áp dụng cũng như giới hạn hình phạt được quy định tại chương 3 thuộc phần 1 - những quy định chung. Nguyên tắc áp dụng quy định hình phạt ở phần chung cũng sẽ ảnh hưởng đến quy định và nguyên tắc áp dụng hình phạt ở phần những quy định riêng. Vì vậy việc tìm hiểu quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật Trung Quốc cũng cần xem xét tổng thể với quy định hình phạt thuộc các quy định chung của BLHS nước này. BLHS Trung Quốc quy định hình phạt chính bao gồm 5 loại: quản chế, 10 cải tạo lao động, 11 tù giam có thời hạn,12 tù chung thân và tử hình.13 Hình phạt bổ sung có 4 loại: phạt tiền, tước bỏ quyền lợi chính trị, tịch thu tài sản và trục xuất. 14 5 BLHS nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2023), Criminal Law of the People s Republic of China (2023 Amendment PKULAW Version)(FBM-CLI.1.5185739(EN)).pdf [https://www.pkulaw.com/en_law/3b70bb09d2971662bdfb.html] (truy cập ngày 30/9/2024). 6 Điều 34 BLHS Trung Quốc quy định: “hình phạt bổ sung cũng có thể được áp dụng độc lập”. 7 Lê Trung Kiên, tlđd, tr. 255. (Tài liệu gốc: Vương Hồng Thanh (2009), Nghiên cứu hình phạt bổ sung – con đường cải cách và áp dụng hình phạt dưới góc nhìn của Luật hình sự kinh tế, Nxb. Khoa học Xã hội Thượng Hải, tr. 91). 8 Lê Trung Kiên, tlđd, tr. 30. 9 Ngoài ra trong BLHS Trung Quốc năm 1997 (sửa đổi năm 2023) còn có phần điều luật bổ sung (Điều 452) và hai phụ lục. 10 Hình phạt quản chế được quy định tại Điều 38 BLHS Trung Quốc. Cách gọi tên là hình phạt quản chế, nhưng không giống với hình phạt quản chế trong Luật hình sự Việt Nam mà bản chất giống với hình phạt cải tạo không giam giữ. Hình phạt quản chế có mức hình phạt là 03 tháng đến 02 năm. Xem thêm: Lê Trung Kiên, tlđd, tr. 131. 11 Một số tài liệu dịch là “giam ngắn hạn”. Xem: Bùi Văn Hưng, “Tìm hiểu về tội phạm tham nhũng, chức vụ của Bộ luật hình sự Trung Quốc” [https://kiemsat.vn/tim-hieu-toi-pham-ve-tham-nhung-chuc-vu-cua-blhs-trung- quoc-48678.html] (truy cập ngày 21/8/2024). Cải tạo lao động là một loại hình phạt tính chất giống như hình phạt tù có thời hạn nhưng có mức hình phạt là từ 1 tháng đến 6 tháng được quy định tài Điều 42 đến Điều 44 BLHS Trung Quốc. 12 Mức hình phạt tù có thời hạn trong BLHS Trung Quốc là 6 tháng đến 15 năm. Điều 45 BLHS Trung Quốc quy định: “Thời hạn tù có thời hạn từi 6 tháng đến 15 năm, trừ khi quy định tại Điều 50 và 69 của Luật này.” 13 Lê Trung Kiên, tlđd, tr. 30. 14 Quy định hình phạt trục xuất trong BLHS Trung Quốc cũng giống như BLHS Việt Nam là chỉ áp dụng cho người nước ngoài phạm tội và sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể vì vậy trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ tập trung vào hình phạt được quy định trong các điều luật phần các tội xâm phạm sở hữu của hai nước. (Xem Điều 35 BLHS Trung Quốc).
4 BLHS Trung Quốc quy định các tội xâm phạm sở hữu tại chương V – các tội xâm phạm tài sản (crimes against property) 15 thuộc phần những quy định riêng, trong đó bao gồm 15 điều luật được quy định từ điều 263 đến điều 276a. Một trong những đặc điểm về kỹ thuật lập pháp trong BLHS Trung Quốc là không ghi tên tội danh cũng như không phân chia thành các khung hình phạt như BLHS Việt Nam tuy nhiên trong quy định vẫn có sự phân hoá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội với các loại và mức hình phạt khác nhau. Để thuận tiện cho việc so sánh với nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam, sau khi nghiên cứu nội dung quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc 16 tác giả nhận thấy các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc bao gồm: Tội cướp tài sản (Điều 263) và Điều 269 - bản chất cũng là quy định về Tội cướp tài sản vì vậy Điều 26917 không quy định về hình phạt; Tội trộm cắp tài sản (Điều 264) và Điều 265 cũng quy định về hành vi trộm cắp nhưng hướng đến đối tượng là thiết bị viễn thông; Tội lừa đảo (Điều 266), Tội cướp giật (Điều 267), Tội Tụ tập để cướp giật (Điều 268), Điều 270 quy định về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (phạm vi hành vi chiếm giữ rộng hơn hành vi chiếm giữ theo PLHS Việt Nam); Điều 271, 272 và 273 quy định các trường hợp về tham ô tiền hoặc tài sản (tuy nhiên có loại trừ trường hợp tham ô liên quan đến lĩnh vực công thì sẽ bị truy cứu theo Điều 382 hoặc Điều 383 BLHS), Tội cưỡng đoạt (Điều 274), Điều 275 quy định về Tội phá hoại tài sản, Điều 276 quy định về Tội phá hoại tài sản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và Điều 276a là tội phạm về từ chối trả thù lao lao động. Như vậy có 15 điều luật quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS nước Trung Quốc chỉ bao gồm 14 tội phạm vì Điều 269 là trường hợp quy định cho hành vi cướp tài sản theo Điều 263 BLHS Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc từ điều 263 đến điều 276a, tác giả rút ra được một số đặc điểm trong việc quy định hình phạt của nhóm tội phạm này như sau: Thứ nhất, hình phạt được quy định đối với các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc cũng bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hầu hết các hình phạt 15 Để thuận tiện cho việc so sánh trong bài viết, tác giả tạm gọi chung là “các tội xâm phạm sở hữu”. 16 Tác giả có tham khảo thêm tài liệu về tội danh trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Trung Quốc tại: Muhammad Ali & Liu Yideng (2016), “Offences against Property in Chinese Criminal Law and Pakistan Penal Code: A Brief Comparison between Natures of Punishment”, Journal of Law and Criminal Justice, Vol. 4, No. 1, pp. 107-111, [https://web.archive.org/web/20190430190332id_/http://jlcjnet.com/journals/jlcj/Vol_4_No_1_June_2016/9.pdf] (truy cập ngày 21/8/2024). 17 Quy định tại Điều 269 giống với trường hợp chuyển hoá tội phạm trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo PLHS Việt Nam.