Content text BAI 2 EP ÊP.docx
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CHỦ ĐỀ 14 : LỚP EM Bài 2: ep – êp I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: - Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động có trong bài: Các bạn đang xếp hàng để được xem cá chép. - Nhận diện được sự tương hợp giữa âm của cần ep, êp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p” - Viết được các vần ep, êp - Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. - Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học. 2. Về phẩm chất: - Thể hiện sự nhường nhịn và xếp hàng ngay ngắn. - Thể hiện được sự lễ phép của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, SGV, tranh minh họa, clip giáo dục về sự lễ phép. - Học sinh: SGK, vở tập viết,…. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: (3p) - Mục tiêu: Ổn định lớp và giúp HS ôn lại các vần ap, ăp, âp đã học ở bài trước. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” bằng cách mời 1 HS tìm tiếng có chứa vần ap, ăp, âp. Bạn này trả lời sau đó chỉ một bạn khác trả lời. Thời gian trả lời là 3s. Sau 3s - HS chơi trò chơi.
bạn nào không trả lời được hoặc sai thì sẽ nhận một hình phạt do cả lớp đặt ra. - GV nhận xét. 2. Khởi động: - Mục tiêu: HS nhận diện được vần ep và êp - GV cho HS xem và quan sát bức tranh khởi động, trao đổi và nói những từ ngữ có chứa tiếng ep,êp. + Tranh vẽ gì? - GV nhận xét/ nêu: Các bạn xếp hàng xem cá chép - GV nhận xét và giới thiệu bài mới. - HS trả lời : cá chép,xếp hàng. - HS trả lời. - HS lắng nghe. 3. Nhận diện vần, tiếng chứa vần mới: - Mục tiêu: HS nhận diên, đọc được tiếng chứa vần ep – êp. * Nhận diện, đánh vần tiếng: - GV phân tích vần ep,êp. - GV hướng dẫn HS đánh vần. - GV hỏi: Vần ep,êp có điểm nào giống và khác nhau giữa các tiếng? - GV mời HS đọc vần. - GV hướng dẫn HS ghép vần, đánh vần, đọc trơn tiếng chép. 4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn tiếng khóa - Mục tiêu: Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa. - GV chiếu bức tranh và giới thiệu tiếng khoá: tập chép, xếp hàng. - HD HS đọc tiếng khóa. - HS theo dõi. - HS đọc.
- GV nhận xét/ chốt. 5. Tập viết: - Mục tiêu: Viết được các vần ep, êp và các tiếng, từ ngữ có chứa vần ep, êp. - Mời HS viết bảng con: + Viết vần ep và từ tập chép + Viết vần êp và từ xếp hàng - Mời HS viết vào vở tập viết: + Hs viết ep, tập chép; êp, xếp hàng. + GV cho HS trao đổi vở, nhận xét. + HS chọn biểu tượng đánh giá kết quả bài của mình. - Tập viết hạ cỡ chữ: + GV giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ cho nhóm chữ có độ cao 1 ô li + HS viết vào bảng con + HS viết vào vở - HS thực hiện: + Viết vần ep và từ tập chép + Viết vần êp và từ xếp hàng - HS viết vào vở: + Hs viết ep, tập chép; êp, xếp hàng. - HS trao đổi chéo vở cho nhau, nhận xét, HS sửa lỗi sai nếu có. + HS viết vào bảng con + HS viết vào vở 6. Luyện tập đánh vần- đọc trơn 6.1. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng -GV cho HS quan sát tranh, rút ra từ -Gọi HS phân tích từ, tìm tiếng chứa vần vừa học -Yêu cầu HS đánh vần tiếng mới, đọc trơn từ mở rộng chứa vần ep, êp (kẹp giấy, giày dép, đèn xếp, nhà bếp) -HS quan sát tranh và trả lời -HS trả lời -HS đánh vần -HS giải thích nghĩa của các từ mở rộng và nói được câu với một, hai từ mở rộng -HS tìm thêm các từ có chứa vần ep, êp
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng - GV đọc mẫu. -Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần mới học, tiếng có âm, vần khó có trong bài đọc, HS đánh vần thầm. - Cho HS đọc thành tiếng bài đọc -Giúp HS tìm hiểu nội dung của đoạn văn theo các câu hỏi gợi ý: + Tiếng gì báo hiệu giờ ra chơi? + Sau hồi trống, chúng em làm gì? + Chúng em được nghe nhạc và làm gì? +Các thầy cô khen chúng em điều gì? -GV giáo dục HS: Tập thể dục có lợi cho sức khoẻ nên các em phải tập nghiêm túc. và đặt câu -HS lắng nghe -HS tìm tiếng -HS đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh) -Trả lời các câu hỏi -HS lắng nghe. 7. Hoạt động mở rộng -Gọi HS đọc câu lệnh -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Đọc nội dung các nội quy có trong tranh. Hãy nêu vài tình huống cần nói lời xin phép. - Hỏi: Chúng ta phải nói lời xin phép với thái độ như thế nào? -Giáo dục HS: Nói lời xin phép thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép. -HS đọc “Nói lời xin phép” -HS thảo luận nhóm -HS trình bày trước lớp -HS trả lời: lễ phép. -HS lắng nghe. 8. Củng cố -dặn dò: Trò chơi :Thi đua tìm tiếng ngoài bài. GV nhận xét, tuyên dương, dặn dò HS ôn bài ở nhà. -HS tham gia trò chơi. -HS nhận xét