Content text 23. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Bạc Liêu - Lần 2 - có lời giải.docx
Trang 4 Câu 24: Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), thế giới phát triển theo một trong những xu thế nào sau đây? A. Một cực theo hướng Mỹ. B. Khoa học công nghệ làm nền tảng. C. đa cực, nhiều trung tâm. D. Sức mạnh quân sự làm nền tảng. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN: - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiền bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tình thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. - Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...”. (Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 15, 16) a) Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho cà hai bên và đóng góp vào hòa bình và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. b) Một trong những mục tiêu của ASEAN là tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. c) Tư liệu nêu về vấn đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực. d) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi mới thành lập (1967) không đề ra mục đích, nhiệm vụ xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.” (Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr. 25-26). a) Đoạn tư liệu phản ánh nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường. b) Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp cho kinh tế Việt Nam từ công cuộc Đổi mới năm 1986 đến nay chưa bao giờ suy thoái. c) Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tuân theo các quy luật chung như nền kinh tế. ở các quốc gia châu Âu và Mỹ. d) Mô hình của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là mô hình của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thực hiện trong quá trình của công cuộc đổi mới.