PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text (WORD) CHẾ TẠO MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN BẰNG NGUYÊN LIỆU TÁI CHẾ.pdf

CHỦ ĐỀ STEM: CHẾ TẠO MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN 3D BẰNG NGUYÊN LIỆU TÁI CHẾ (2 tiết) Vận dụng kiến thức Chương 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo của Bảng tuần hoàn, từ đó học sinh vận dụng Bảng tuần hoàn để khai thác thông tin về ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố, đặc biệt là các nguyên tố nhóm A. - Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tái chế rác thải là một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện tại của xã hội. - Học sinh có thể sáng tạo và thiết kế các mô hình Bảng tuần hoàn dễ sử dụng, độc đáo, bền có tính thẩm mỹ, trang trí cao. 2. Kĩ năng 2.1. Năng lực hóa học - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Dự đoán được những tính chất hoá học cơ bản của chất trên cơ sở quy luật biến thiên của bảng tuần hoàn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại; Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại. 2.2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, tài liệu, vật liệu tái chế, một số mô hình Bảng tuần hoàn khác minh họa,... - Phòng học có bàn làm việc nhóm.
- Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa môn hoá học lớp 10. - Vật liệu tái chế (thùng xốp, bìa catong, nút chai,...), bút màu, thước kẻ, súng bắn keo, bút chì, dao rọc giấy, kéo,... III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp tự luận nêu vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA MÔ HÌNH BẢNG TUẦN HOÀN (10 phút) a) Mục tiêu: - Học sinh biết được một số mô hình Bảng tuần hoàn và ý nghĩa của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Nắm được các nguyên liệu tái chế cần thiết để làm mô hình Bảng tuần hoàn. - Xác định được nhiệm vụ thiết kế “Mô hình Bảng tuần hoàn 3D”, đề ra được các tiêu chí đánh giá và định hướng thiết kế sản phẩm. b) Nội dung hoạt động - GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật (5 phút) Cách chơi: Chia cả lớp thành 4 đội. Mỗi đội lần lượt chọn 1 mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi ôn tập bài cũ. Trả lời đúng mảnh ghép sẽ mở ra, trả lời sai thì cơ hội sẽ dành cho các đội còn lại. Sau khi học sinh trả lời đúng tất cả câu hỏi, các mảnh ghép sẽ mở ra để lộ bức tranh bí mật. - GV cho học sinh xem một số hình ảnh, mô hình Bảng tuần hoàn có sẵn và đặt ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm trả lời: * Tính chất của những nguyên tử (của các nguyên tố hoá học) cũng như tính chất của các đơn chất, hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó như bán kính nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim... có thay đổi theo quy luật trong bảng hệ thống tuần hoàn không? Vì sao? ** Có thể dễ dàng nhận ra các quy luật đó thông qua bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học thông thường hay không? Làm thế nào để dễ dàng nhận ra quy luật đó? - GV kết luận và nêu yêu cầu thiết kế “Mô hình Bảng tuần hoàn 3D từ vật liệu tái chế”. c) Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời: Câu 1. Từ thích hợp điền vào chỗ trống là: “Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng ........, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng .........”
A. tăng dần, tăng dần B. tăng dần, giảm dần C. giảm dần, giảm dần D. giảm dần, tăng dần Câu 2. Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne]3s23p4 . Vị trí của G trong bảng tuần hoàn là: A. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm IVB. C. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA. D. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm VIA. Câu 3. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là [Ar] 3d64s2 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA B. Chu kỳ 4, nhóm IIB C. Chu kỳ 4, nhóm IIA D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB Câu 4. Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là A. YO, YOH B. Y2O, YOH C. Y2O5, Y(OH)2 D. YO, Y(OH)2 Bức tranh bí mật là: bảng tuần hoàn. - Cho HS xem qua một số video, clip hình ảnh về việc tái chế rác thải, một số mô hình được “bảng tuần hoàn được thiết kế bằng các rác thải tái chế”. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật GV cho học sinh xem một số hình ảnh, mô hình Bảng tuần hoàn có sẵn và đặt ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm trả lời: * Tính chất của những nguyên tử (của các nguyên tố hoá học) cũng như tính chất của các đơn chất, hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó như bán kính nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim... có thay đổi theo quy luật trong bảng hệ thống tuần hoàn không? Vì sao? ** Có thể dễ dàng nhận ra các quy luật đó thông qua bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học thông thường hay không? Làm thế nào để dễ dàng nhận ra quy luật đó? Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên
GV nêu yêu cầu thiết kế “Mô hình Bảng tuần hoàn 3D từ vật liệu tái chế”. Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra. - Tìm hiểu về mô hình bảng tuần hoàn 3D làm từ vật liệu tái chế. (5 phút) GV chiếu video, hình ảnh cho học sinh. - Thống nhất yêu cầu và tiêu chí sản phẩm (2 phút) GV đưa ra yêu cầu cho sản phẩm 1. Mô hình Bảng tuần hoàn 3D có hình dạng như thế nào? 2. Em sử dụng những vật liệu nào để làm bảng tuần hoàn 3D 3. Thông tin em cần ghi trong bảng tuần hoàn 3D GV tổng kết lại tiêu chí sản phẩm. HS: thư kí đại diện nhóm ghi lại các mô hình GV cung cấp và nhận nhiệm vụ. HS ghi lại các yêu cầu về sản phẩm. HS đặt câu hỏi cho GV về vật liệu và những thông tin trong bảng tuần hoàn. Các học sinh còn lại lắng nghe và bổ sung thông tin cho bạn thư kí. GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Kết luận và đặt vấn đề vào nhiệm vụ GV chốt lại: Do các nguyên tố được sắp xếp đặc điểm cấu hình electron nên các đặc điểm, tính chất, thành phần của các nguyên tử, đơn chất, hợp chất cũng có những quy luật biến đổi trong mỗi chu kì và nhóm. Tuy nhiên, bảng tuần hoàn có cấu tạo phẳng, thông tin trên mỗi ô nguyên tố nhiều sẽ khó nhận ra sự biến đối. Vì vậy có thể chế tạo bảng tuần hoàn 3D với cách bố trí thông tin phù hợp để dễ dàng nhận ra quy luật biến đổi. GV nêu yêu cầu thiết kế “Mô hình Bảng tuần hoàn 3D từ vật liệu tái chế”. HOẠT ĐỘNG 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ (20 phút) a) Mục tiêu - HS nắm được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - HS hiểu được cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - HS biết vận dụng để từ cấu hình electron tìm được vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - HS định hướng được cách thiết kế “Bảng tuần hoàn 3D” từ vật liệu tái chế. b) Nội dung hoạt động - GV yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức trong bài 7 sách hoá học 10 – Chân trời sáng tạo

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.