Content text Những quy định pháp luật trong hoạt động đấu thầu và thực tiễn tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex.doc
Những quy định pháp luật trong hoạt động đấu thầu và thực tiễn tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex SVTH: Phạm Thị Quỳnh Mai _Lớp: 33K13 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt và đó là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Với sự mất giá của đồng tiền hiện nay và sự biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp làm thầu nói riêng. Dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu về mọi mặt, từ giá bỏ thầu đến chất lượng công trình… Chính vì vậy, các nhà thầu muốn tồn tại và lớn mạnh phải luôn phát triển và đổi mới không ngừng về mọi mặt. Mặt khác yêu cầu của các chủ đầu tư ngày càng trở nên gắt gao… đòi hỏi các nhà thầu phải luôn nổ lực để nâng cao năng lực của mình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp làm thầu. Do đó việc nâng cao hiệu quả đấu thầu có ý nghĩa rất to lớn. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu là rất có ý nghĩa nó thể hiện năng lực của doanh nghiệp đó trên thị trường. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu dẫn đến khả năng trúng thầu cao hơn tạo được công ăn, việc làm cho người lao động, tiết kiệm được những chi phí không cần thiết, qua đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp, vận tải nói riêng là một hoạt động còn khá mới ở Việt Nam. Vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác đấu thầu từ nhiều phía như bất cập trong Quy chế đấu thầu, trong việc thực hiện đấu thầu…dẫn đến sự áp dụng còn tùy tiện, thiếu đồng nhất của các chủ đầu tư, các nhà thầu và giữa các cấp địa phương. Với những lý do đó đã giúp em chọn đề tài: “Những quy định pháp luật trong hoạt động đấu thầu và thực tiễn tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với sự hiểu biết của bản thân, cũng nhưng sự tìm tòi nghiên cứu sách báo, tài liệu em hy vọng rằng chuyên đề sẽ có những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu cũng như nâng cao năng lực đấu thầu cho công ty cổ phần Vân tải đa phương thức Vietranstimex. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc phân tích, tìm hiểu các quy định của pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam, giúp cho người viết có một cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về hoạt động này, thấy được những điểm tiến bộ cũng như hạn chế trong quy định của pháp luật để có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Đồng thời nhận định và xem xét thực tiễn việc thực hiện đấu thầu tại Công ty Cổ phần Vận tải đa
Những quy định pháp luật trong hoạt động đấu thầu và thực tiễn tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex SVTH: Phạm Thị Quỳnh Mai _Lớp: 33K13 phương thức Vietranstimex từ đó có những giải pháp để nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty - Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích những quy định của pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu tại Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thưc Vietranstimex, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với công ty và nhà nước nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của công ty và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về đấu thầu xây lắp, vận tải. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thiện đề tài này, người viết đã dùng phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích xử lý số liệu, phương pháp so sánh đánh giá. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về đấu thầu mà trọng tâm là đấu thầu xây lắp, vận tải được quy định trong luật đấu thầu và nghị định 85/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, còn đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tại tại Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thưc Vietranstimex - Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề tập trung chủ yếu nghiên cứu về quy trình đấu thầu, năng lực nhà thầu mà chủ yếu là những quy định trong đấu thầu xây lắp, thực tiễn áp dụng tại tại Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thưc Vietranstimex và thực tiễn áp dụng luật đấu thầu hiện nay ở nước ta. 5. Bố cục của chuyên đề: Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm các phần sau đây: Chương I: Khái quát chung về đấu thầu và năng lực đấu thầu Chương II: Thực trạng hoạt động đấu thầu và năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Vận tải Đa phương thức Vietranstimex - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu tại Công ty Cổ phần Vận tải Đa phương thức Vietranstimex Chương III: Thực tiễn hoạt động đấu thầu ở nước ta hiện nay – đề xuất hướng giải quyết.
Những quy định pháp luật trong hoạt động đấu thầu và thực tiễn tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex SVTH: Phạm Thị Quỳnh Mai _Lớp: 33K13 Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU I.1. Đấu thầu: a.1.1. Khái quát về đấu thầu: a.1.1.1. Khái niệm đấu thầu: Đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án theo quy định ( tại điều 1 của luật đấu thầu) trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Công tác đấu thầu đảm bảo sự cạnh tranh công khai, lành mạnh và bình đẳng giữa các nhà thầu nhằm tạo cơ hội nhận hợp đồng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu. Đấu thầu trong nước: Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. Đấu thầu quốc tế: Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. a.1.1.2. Tác dụng của đấu thầu: Với chủ đầu tư: Lựa chọn nhà thầu có năng lực đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính, tiến độ… đảm bảo chất lượng công trình, thời gian, tiết kiệm về vốn đầu tư với giá cả hợp lý nhất, chống lại tình trạng độc quyền về giá. Đối với nhà thầu: Đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu. Kích thích các nhà thầu cạnh tranh nhau để giành được hợp đồng. Muốn như vậy các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ, công nghệ… đưa ra các giải pháp thi công tốt nhất để thắng thầu, luôn có trách nhiệm cao đối với công việc, chất lượng sản phẩm, thời gian thi công… để nâng cao uy tín đối với khách hàng. Đối với nhà nước: Tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vị kinh doanh, từ đó có các chính sách xã hội thích hợp. Ngăn chặn biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị đặc quyền, đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước như phương thức giao thầu trước đây. Thông qua đấu thầu tạo tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như các doanh nghiệp xây dựng có hiệu quả. a.1.1.3. Các giai đoạn lựa chọn nhà thầu: Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu: