Content text Chủ đề 1 - BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN.pdf
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 2 b. Biểu thức: Fdh = −kΔl - Độ lớn: Fdh = k|Δl| - Dấu “-” chỉ lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều biến dạng c. Đặt trưng của lực đàn hồi: + Điểm đặt: ở hai đầu của lò xo ( trên vật tiếp xúc với lò xo ) + Phương: Trùng với phương của trục lò xo. + Chiều: Ngược với chiều biến dạng của lò xo. + Độ lớn: Fdh = k|Δl| Trong đó: Δl = |l − l0 | là độ biến dạng của lò xo đơn vị mét k là độ cứng của lò xo (hệ số đàn hồi đặc trưng cho mỗi lò xo) - Các yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng lò xo là: vật liệu, chiều dài, tiết diện vòng xoắn, số vòng xoắn, tiết diện dây, . . . . Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo........... A. Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B. Tỉ lệ với khối lượng của vật. C. Tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Câu 2: Lực đàn hồi không có đặc điểm gì sau đây? A. Ngược hướng với biến dạng. B. Tỉ lệ với độ biến dạng. C. Không có giới hạn D. Xuất hiện khi vật bị biến dạng. Câu 3: Khi nói về hệ số đàn hồi. Chọn câu sai. A. Phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. B. Lò xo càng dài thì độ cứng càng lớn. C. Nếu đơn vị của lực là (N) và đơn vị chiều dài là (cm) thì độ cứng có đơn vị là (N/cm). D. Còn gọi là độ cứng. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Húc? A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi. B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương với độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phưong độ biến dạng của vật đàn hồi D. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi. Câu 5: lực đàn hồi xuất hiện tỉ lệ với độ biến dạng khi A. một vật bị biến dạng dẻo. B. một vật biến dạng đàn hồi. II Đề trên lớp 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm)
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 3 C. một vật bị biến dạng. D. ta ấn ngón tay vào một viên đất nặn Câu 6: Vật có tính đàn hồi là vật : A. bị biến dạng khi có lực tác dụng B. không bị biến dạng khi có lực tác dụng C. tự biến dạng D. có thể trở lại hình dạng cũ khi lực tác dụng ngừng tác dụng Câu 7: Biểu thức của định luật Húc về lực đàn hồi: A. F = k |q1.q2 | εr 2 B. F = σl C F = k. Δl D. F = q.U Câu 8: (SBT-KNTT)Phát biểu nào sau đây saikhi nói về đặc điểm của lực đàn hồi? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. B.Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn. C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng. D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng. Câu 9: Chon câu sai A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và có tác dụng chống lại sự biến dạng. B. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và có chiều cùng với chiều biến dạng. C. Lực đàn hồi của sợi dây hoặc lò xo bị biến dạng có phương trùng với sợi dây hoặc trục của lò xo. D. Lực đàn hồi suất hiện trong trường hợp mặt phẳng bị nén có phương vuông góc với mặt phẳng. Câu 10: Khi dùng tay ép quả bóng cao su vào bức tường lực nào làm cho quả bóng bị biến dạng? A. Lực ép của tay lên bóng. B. Lực của bóng tác dụng lên tay. C. Lực ép của tay lên bóng và phản lực của tường lên bóng. D. Lực của bóng tác dụng lên tường. Câu 11: Chọn phát biểu sai nói về hệ số đàn hồi. A. Phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi B. Nếu đơn vị của lực là (N) và đơn vị chiều dài là (cm) thì độ cứng có đơn vị là (N/cm) C. Lò xo càng dài thì độ cứng càng lớn D. Còn gọi là độ cứng Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi A. Lốp xe ô tô khi đang chạy. B. Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng. C. Qủa bóng bàn nảy lên khi rơi xuống mặt bàn. D. Mặt bàn gỗ khi đặt quả tạ. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều với chiều biến dạng. B. Nếu vật là lò xo, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật. C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng. D. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc.
Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 4 Câu 14: Người ta dùng một sợi dây treo một quả nặng vào một cái móc trên trần nhà. Trong những điều sau đây nói về lực căng của sợi dây, điều nào là đúng? A. Lực căng là lực mà sợi dây tác dụng vào quả nặng và cái móc B. Lực căng hướng từ mỗi đầu sợi dây ra phía ngoài sợi dây C. Lực căng là lực mà quả nặng và cái móc tác dụng vào sợi dây, làm nó căng ra D. Lực căng ở đầu dây buộc vào quả nặng lớn hơn ở đầu dây buộc vào cái móc Câu 15: Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng? A. k/Δl = m/g B. mg = k∆l C. g/Δl = m/k D. k = Δl/mg Câu 16: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của là xo bằng 10N, thì chiều dài của lò xo nó bằng bao nhiêu? A. 28cm. B. 40cm. C. 48cm. D. 22cm. Câu 17: Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm. Gắn một đầu cố định, kéo đầu kia bằng lực 15N thấy lò xo có độ dài mới 22cm. Tìm độ cứng k của lò xo. A. 750N/m B. 145N/m C. 100N/m D. 960N/m Câu 18: Một ôtô tải kéo một ôtô con có khối lượng 2tấn và chạy nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Sau thời gian 50s ôtô đi được 400m. Bỏ qua lực cản tác dụng lên ôtô con. Độ cứng của dây cáp nối hai ôtô là k = 2.106N/m thì khi đó dây cáp giãn ra một đoạn là A. l = 0,32mm B. l = 0,32cm C. l = 0,16mm D. l = 0,16cm Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d? a. Khi nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây. b. Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng, khi đó lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng. c. Một vật nặng đặt trên mặt bàn, làm mặt bàn võng xuống, lực đàn hồi ở đây có phương thẳng đứng. 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm)