PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 9 - Moment lực – Cân bằng của vật rắn.pdf

 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 1 Moment lực đối với trục quay: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F. d Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại. M1 + M2 + ⋯ = M1 ′ + M2 ′ + ⋯ Lưu ý: Trong điều kiện về moment lực, ta cần quy ước các moment lực có xu hướng làm vật quay theo một chiều có giá trị dương. Từ đó, các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược với chiều dương quy ước sẽ có giá trị âm. ➢ Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định: Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0: M = 0 Khi vật rắn ở trạng thái cân bằng, lực tác dụng vào vật phải có hai điều kiện sau: + Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không: F⃗ 1 + F⃗ 2+. . . +F⃗ n = 0⃗⃗ + Tổng moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì bằng không: M⃗⃗ 1 + M⃗⃗ 2+. . . +M⃗⃗ n = 0 Chuyên đề 3 ĐỘNG LỰC HỌC Chủ đề 9 MOMENT LỰC – CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN I Tóm tắt lý thuyết 1 Moment lực 2 Quy tắc moment 3 Điều kiện cân bằng 4 Ngẫu lực
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 2 Ngẫu lực: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực. Dưới tác dụng của ngẫu lực chỉ có tác dụng quay của vật bị biến đổi. ➢ Moment ngẫu lực: M = F1d1 + F2d2 hay M = F.d Phương pháp: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: (14.7 CTST): Khi tác dụng một lực F vuông góc với cánh cửa, có độ lớn không đổi vào các vị trí khác nhau như hình 14.1. Moment lực gây ra tại vị trí nào là lớn nhất? A. Điểm A. B. Điểm B. C. Điểm C. D. Điểm D. Câu 2: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ 3 lực tác dụng lên cùng 1 vật rắn là cân bằng. A. Ba lực đồng qui B. Ba lực đồng phẳng C. Ba lực đồng phẳng và đồng qui D. Hợp lực của 2 trong 3 lực cân bằng bằng với lực thứ 3. Xác định các lực làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ và các lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Bước 1 Áp dụng quy tắc moment: M = M’ (Lưu ý: Xác định đúng cánh tay đòn) Bước 2 Tính các đại lượng đề yêu cầu Bước 3 Dạng 1 VẬN DỤNG MOMENT LỰC VÀ QUY TẮC MOMENT A PHƯƠNG PHÁP GIẢI B Đề trên lớp 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm)
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 3 Câu 3: Một vật chịu tác dụng của ba lực không song song, khi vật cân bằng thì điều nào sau đây sai? A. Ba lực có giá đồng phẳng. B. Ba lực có giá đồng quy. C. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực còn lại D. Độ lớn của hai trong ba lực phải bằng nhau. Câu 4: Đối với vật quay quanh 1 trục cố định, câu nào sau đây đúng? A. Vật quay được là nhờ Moment lực tác dụng lên nó B. Nếu không chịu Moment lực tác dụng thì vật phải đứng yên C. Khi không còn Moment lực tác dụng thì vật đang quay lập tức dừng lại D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là có moment lực tác dụng lên vật. Câu 5: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực đặt vào 2 vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên 1 đường thẳng, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào 1 vật, cùng cường độ có chiều ngược nhau, có phương nằm trên 2 đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào 1 vật, cùng cường độ có chiều ngược nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Vật nằm cân bằng giữa tác dụng của 2 lực thì 2 lực này cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau. B. Vật cân bằng dưới tác dụng của 2 lực F1 và F2 thì F1 + F2 = 0 C. Trọng tâm của bản kim loại hình chữ nhật nằm tại tâm (giao điểm của 2 đường chéo) của hình chữ nhật đó. D. Vật treo vào dây nằm cân bằng thì dây treo có phương thẳng đứng và đi qua trọng tâm G của vật. Câu 7: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục? Lực có giá: A. cắt trục quay B. song song với trục quay C. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay Câu 8: Chọn câu đúng: A. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay. B. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng. C. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay. D. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó. Câu 9: Moment lực được xác định bằng công thức: A. F = ma B. M = F/d C. P = mg D. M = F.d
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 4 Câu 10: Moment của một lực F⃗ nằm trong mặt phẳng vuông góc với với trục quay là: A. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay quanh trục ấy. B. Đo bằng tích số giữa độ lớn của lực với cánh tay đòn. C. Đơn vị N.m. D. Cả ba đáp án trên. Câu 11: Tác dụng các lực F⃗ có độ lớn như nhau vào cùng một vị trí trên vật nhưng khác hướng. Trường hợp nào moment của lực F⃗ có tác dụng làm quay vật quanh O là lớn nhất? A. Trường hợp a). B. Trường hợp b). C. Trường hợp c). D. Cả ba đèu không làm quay va ̣t. Câu 12: Một lực có phương vuông góc với trục quay của vật rắn và có độ lớn là 6 N. Biết khoảng cách từ giá của lực tới trục quay là 2 m. Moment lực của một lực đối với trục quay là A. 3 N. B. 12 Nm. C. 24 N. D. 6 Nm. Câu 13: Thước dẹt, đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 20 N và quay quanh trục O. Biết OG = 40 cm và thước hợp với đường thẳng đứng qua O một góc 45°. Moment trọng lượng của thước là A. 4 2 N.m. B. 400 2 N.m. C. 8 N.m. D. 40 2 N.m. O G Câu 14: Để có moment của một vật có trục quay cóđịnh là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20 cm. A. 0.5N. B. 50 N. C. 200 N. D. 20 N. Câu 15: Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 2100 N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Để thanh nằm ngang thì phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng A. 1000N. B. 200 N. C. 300N. D. 400 N. Câu 16: Một tấm ván nặng 270 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60 m. Tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái một lực bằng A. 180 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 80 N. Câu 17: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai là 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu? A. Người thứ nhất: 400 N, người thứ hai: 600 N B. Người thứ nhất: 600 N, người thứ hai: 400 N

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.