Content text XEM THỬ - CĐ1 - LÝ THUYẾT NÂNG CAO VỀ ESTER & LIPID.pdf
“Thanh xuân không bao giờ là mãi mãi nhưng khi ấy chúng ta đã sống bằng tất cả những gì tốt nhất mà ta đã có” Trang 2 Teacher: Vàng Đẹp Trai Call/Zalo: 0925111782 Facebook: The Eli Vinlyl a. Sai vì biodiesel (C, H, O) có thành phần nguyên tố khác dầu diesel truyền thống (C, H). b. Đúng c. Sai vì phản ứng (1) thay thế gốc alcohol trong chất béo với chất xúc tác là NaOH. d. Sai M chất béo = 3R + 173 = 860 ⟶ R = 229 mRCOOCH3 = 500.86%.90%.3.288/860 = 388,8 kg Câu 3: Isoamyl acetate (d = 0,876 g/mL) có mùi chuối nên được dùng làm hương liệu nhân tạo. Trong ngành sơn, isoamyl acetate được dùng làm dung môi sơn mài. Isoamyl acetate được điều chế theo các bước sau: Bước 1. Cho vào bình cầu 15 mL isoamyl alcohol (d = 0,810 g/mL), 10 mL acetic acid (d = 1,049 g/mL) và 7,0 mL H2SO4 đậm đặc, cho thêm vào bình vài viên đá bọt. Lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đứng vào miệng bình cầu. Sau đó đun nóng bình cầu trong khoảng 1 giờ. Bước 2. Sau khi đun, để nguội rồi rót sản phẩm vào phễu chiết, lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút, chất lỏng tách thành hai lớp, loại bỏ phần chất lỏng phía dưới, lấy phần chất lỏng phía trên. Bước 3. Cho từ từ dung dịch Na2CO3 10% vào phần chất lỏng thu lấy ở bước 2 và lắc đều cho đến khi không còn khí thoát ra, thêm tiếp 20 mL dung dịch NaCl bão hòa rồi để yên khi đó chất lỏng tách thành hai lớp. Chiết lấy phần chất lỏng phía trên, làm khan, ta thu được isoamyl acetate. a. Isoamyl acetate rất ít tan trong nước vì có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. b. Ở bước 3, không thể thay dung dịch Na2CO3 bằng dung dịch NaOH dư. c. Ở bước 1, xảy ra phản ứng thế nhóm -OH của alcohol bằng gốc CH3COO-. d. Nếu hiệu suất phản ứng este hóa là 54% và lượng isoamyl acetate bị hao hụt tối đa 6% thì thể tích isoamyl acetate thu được là 10,4 mL. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Lời giải tham khảo: a. Sai vì isoamyl acetate rất ít tan trong nước vì chức ester tạo liên kết hydrogen rất kém bền với H2O, mặt khác các gốc hydrocarbon lớn trong isoamyl acetate kỵ nước. b. Đúng vì nếu dùng NaOH dư thì isoamyl acetate có thể bị thủy phân gây ra hao hụt sản phẩm này. c. Sai vì bước 1 xảy ra phản ứng thế nhóm -OH của CH3COOH bằng gốc (CH3)2CHCH2CH2O- của alcohol. d. Đúng n(CH3)2CHCH2CH2OH = 15.0,81/88 = 0,138068 nCH3COOH = 10.1,049/60 = 0,174833 H = 54% và hao hụt 6% ⟶ nCH3COOCH2CH2CH(CH3)2 = 0,138068.54%.94% = 0,07008 ⟶ V = 0,07008.130/0,876 = 10,4 mL Câu 4: Isoamyl acetate được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài cũng như dùng làm chất dẫn dụ các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Trong phòng thí nghiệm, isoamyl acetate được điều chế từ acetic acid và isoamyl alcohol với xúc tác H2SO4 đặc, ở nhiệt độ khoảng 145°C theo mô hình thí nghiệm sau: Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: Liên kết Số sóng (cm-1) O-H (alcohol) 3650 – 3200 O-H (carboxylic acid) 3300 – 2500 C=O (ester, carboxylic acid) 1780 – 1650
“Thanh xuân không bao giờ là mãi mãi nhưng khi ấy chúng ta đã sống bằng tất cả những gì tốt nhất mà ta đã có” Trang 3 Teacher: Vàng Đẹp Trai Call/Zalo: 0925111782 Facebook: The Eli Vinlyl Biết nhiệt độ sôi của các chất acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate lần lượt là 117,9°C; 131,1°C và 142°C. a. Không thể dùng phương pháp chưng cất phân đoạn để tách các chất lỏng trong hỗn hợp sau phản ứng. b. Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể phân biệt được acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. c. Chất lỏng trong bình hứng chỉ có isoamyl acetate. d. Vai trò của ống sinh hàn để ngưng tụ chất lỏng, nước vào ở (1) và nước ra ở (2). Lời giải tham khảo: a. Sai vì có thể dùng phương pháp chưng cất phân đoạn để tách các chất lỏng trong hỗn hợp sau phản ứng vì nhiệt độ sôi của chúng chênh lệch nhiều. b. Đúng vì do các peak đặc trưng của nhóm chức có số sóng và độ rộng khác nhau. c. Sai d. Đúng vì ống sinh hàn để ngưng tụ chất lỏng, nước vào ở vị trí thấp (1) và nước ra ở vị trí cao (2). Câu 5: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ E cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen và oxygen lần lượt là 48,65%; 8,11% và 43,24%. Dựa vào phương pháp phân tích khối phổ (MS) xác định được phân tử khối của E là 74. Mặt khác, phổ hồng ngoại (IR) cho thấy phân tử E không chứa nhóm -OH (peak có số sóng > 3000 cm-1) nhưng lại chứa nhóm C=O (peak có số sóng 1748 cm-1). Thuỷ phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid X và chất Y. Chất Y có nhiệt độ sôi (64,7 °C). nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ethanol (78,3 °C). (nhiệt độ sôi đều đo ở áp suất 1 bar). a. Nhiệt độ sôi của E, X và Y được xếp theo thứ tự như sau: X > E > Y. b. Trong công nghiệp, chất Y được phối trộn với xăng RON 92 để tạo ra xăng sinh học. c. Dung dịch muối tạo bởi giữa carboxylic acid X và NaOH có môi trường base. d. Chất E có thể được điều chế trực tiếp từ phản ứng ester hoá giữa chất Y với ethanoic acid. Lời giải tham khảo: Số C = 74.48,65%/12 = 3 Số H = 74.8,116%/1 = 6 Số O = 74.43,24%/16 = 2 E là C3H6O2 Y có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ethanol ⟶ Y là CH3OH Cấu tạo của E là CH3COOCH3; X là CH3COOH a. Sai vì nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự X > Y > E b. Sai vì chất được phối trộn với xăng RON 92 để tạo ra xăng sinh học là C2H5OH. c. Đúng vì CH3COONa có môi trường base do: CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- d. Đúng: CH3COOH + CH3OH (H2SO4 đặc, t°) CH3COOCH3 + H2O Câu 6: Acid béo là thành phần quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Cho acid béo oleic acid và linoleic acid với công thức, kèm theo nhiệt độ nóng chảy: Oleic acid (t°nc = 13°C): Linoleic acid (t°nc = -5°C): a. Oleic acid và linoleic acid đều có khả năng làm mất màu dung dịch bromine. b. Oleic acid và linoleic acid đều ở dạng đồng phân cis. c. Oleic acid và linoleic acid đều là các acid béo omega-6. d. Một loại mỡ động vật chứa 50% triolein, 30% tripalmitin và 20% tristearin về khối lượng. Khối lương muối RCOONa điều chế từ 100 kg loại mỡ trên là 110,25 kg. (Cho hiệu suất phản ứng là 100%, kết quả làm tròn, lấy đến hàng phần trăm) Lời giải tham khảo: a. Đúng vì cả 2 acid này đều không no nên có khả năng làm mất màu dung dịch bromine.
“Thanh xuân không bao giờ là mãi mãi nhưng khi ấy chúng ta đã sống bằng tất cả những gì tốt nhất mà ta đã có” Trang 4 Teacher: Vàng Đẹp Trai Call/Zalo: 0925111782 Facebook: The Eli Vinlyl b. Đúng c. Sai vì oleic acid thuộc loại omega-9; linoleic acid thuộc loại omega-6. d. Sai Số mol mỗi loại chất béo: (C17H33COO)3C3H5 (50/884 kmol) (C15H31COO)3C3H5 (30/806 kmol) (C17H35COO)3C3H5 (20/890 kmol) nC3H5(OH)3 = n chất béo; nNaOH = 3n chất béo ⟶ m muối = m chất béo + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 103,25511 ≈ 103,26 kg Câu 7: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm được biểu diễn như sau: R-COO-R’ + NaOH → RCOONa + R’OH Một nhóm học sinh dự đoán “nồng độ NaOH càng lớn thì tốc độ phản ứng thủy phân càng lớn”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi (60°C). nhưng thay đổi nồng độ NaOH để kiểm tra dự đoán trên như sau: • Bước 1: Thêm 4 mL ethyl acetate (d = 0,9 g/mL) vào một ống nghiệm chứa 20 mL dung dịch NaOH nồng độ C (mol/L). Các giá trị nồng độ này không giống nhau giữa các thí nghiệm. • Bước 2: Ngâm ống nghiệm trong nồi nước nóng (nhiệt độ nước khoảng 60°C). và đo thời gian cho đến khi phần chất lỏng trong ống nghiệm trở lên đồng nhất. Kết quả thí nghiệm được cho ở bảng sau: Nồng độ NaOH (mol/L) 4,0 3,6 3,2 2,8 2,4 2,0 t (phút) 5,2 6,0 7,0 8,2 9,5 11,0 a. Sau bước 1, phần chất lỏng trong các ống nghiệm tách thành hai lớp. b. Phản ứng thủy phân ethyl acetate xảy ra ở bước 2 của các thí nghiệm. c. Phản ứng thủy phân hoàn toàn tại thời điểm hỗn hợp trong ống nghiệm đồng nhất. d. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ dự đoán của học sinh ban đầu là chính xác. Lời giải tham khảo: a. Đúng vì ở nhiệt độ thường phản ứng xà phòng hóa có xảy ra nhưng không đáng kể, ethyl acetate không tan nên hỗn hợp phân lớp. b. Đúng c. Đúng d. Đúng vì nồng độ NaOH càng lớn thì tốc độ phản ứng thủy phân càng lớn, thời gian phản ứng kết thúc càng ngắn. Câu 8: Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật. Chất béo là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất xà phòng và glycerol. a. Khi ăn các món ăn như thịt mỡ, gà rán...người ta thường ăn kèm với những đồ ăn có tính chua như dưa muối, salad vừa giúp tăng cảm giác ngon miệng, vừa giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa chất béo trong thức ăn. b. Chất béo khi được chuyển hóa sẽ cung cấp năng lượng ít hơn carbohydrate (ở dạng tinh bột hoặc đường). c. Nên chiên rán thức ăn bằng dầu ăn ở nhiệt độ vừa phải; nên để chảo thật nóng rồi mới cho dầu ăn và thực phẩm vào; không nên để dầu ăn bị cháy; sử dụng dầu ăn đã qua chế biến nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. d. Một loại mỡ động vật có chứa 30% tristearin, 40% tripalmitin và 30% triolein về khối lượng. Xà phòng hoá 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH với hiệu suất cả quá trình là 85%, thu được lượng muối dùng để sản xuất tối đa m tấn xà phòng (chứa 72% khối lượng là muối của acid béo). Giá trị của m là 1,22 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). Lời giải tham khảo: a. Đúng vì vị béo ngậy từ thịt kết hợp vị chua từ dưa muối, salad giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa sản xuất các enzyme tiêu hóa, bản thân dưa chua cũng góp phần tạo môi trường acid để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. b. Sai vì chất béo cung cấp năng lượng nhiều hơn carbohydrate, tuy nhiên quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng lại chậm hơn carbohydrate. c. Đúng vì dầu thực vật chứa chất béo không no có nhiệt độ sôi thấp và dễ bị oxi hóa bởi không khí, vì vậy không nên chiên ở nhiệt độ quá cao, không sử dụng lại dầu đã chiên và chỉ chiên với loại dầu phù hợp.