Content text ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 (File HS).docx
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 1. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H + . Công thức tổng quát: H n X (X là gốc acid hóa trị n) 2. Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide (OH - ). Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH - . Công thức tổng quát: B(OH) m (B là kim loại hóa trị m) 3. Thang pH là dụng cụ được dùng để biểu thị độ acid hoặc độ base của một dung dịch. 4. Oxide là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen. - Công thức tổng quát: M x O y 5. Phân loại oxide Oxide base Oxide acid Oxide lưỡng tính Oxide trung tính - Là oxide phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. VD: Na 2 O, CaO, CuO, Fe 2 O 3 , MgO, … - Là oxide phản ứng với dung dịch base tạo thành muối và nước. VD: CO 2 , SO 2 , SO 3 , NO 2 , P 2 O 5 , … - Là oxide phản ứng với dung dịch acid và với dung dịch base tạo thành muối và nước. VD: Al 2 O 3 , ZnO, … - Là oxide không phản ứng với dung dịch acid và dung dịch base. VD: CO, NO, N 2 O, … 6. Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H + trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH 4 + ). - Công thức tổng quát: B m X n (B là kim loại có hóa trị n hoặc NH 4 ; X là gốc acid có hóa trị m) 7. Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ 8. Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K). 10 ĐIỀU 9. Quy tắc xác định muối tan – muối không tan QT1: Tất cả các muối chứa Na, K, Li, NH 4 hoặc NO 3 đều tan. QT2: Hầu hết các muối chứa Cl đều tan trừ AgCl, PbCl 2 . QT3: Hầu hết các muối chứa SO 4 đều tan trừ BaSO 4 , CaSO 4 , PbSO 4 QT4: Hầu hết các muối chứa CO 3 , SO 3 , PO 4 đều kết tủa trừ muối của Na, K, Li, NH 4 . 10. Tên gọi các chất ♦ Tên acid và gốc acid - Tên acid không có O = Hydro + tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ide) - Tên acid có nhiều O = Tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ate) - Tên acid có ít O = Tên phi kim + ous + acid (Tên gốc acid: ous → ite) ♦ Tên base = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) + hydroxide ♦ Tên oxide - Với nguyên tố chỉ có một hóa trị: Tên oxide = Tên nguyên tố + oxide VD: MgO: Magnesium oxide, Al 2 O 3 : Aluminium oxide. - Với nguyên tố có nhiều hóa trị: Tên oxide = Tên nguyên tố(hóa trị) + oxide - Với oxide của phi kim nhiều hóa trị: Tên oxide = (tiền tố) tên nguyên tố + (tiền tố) oxide Các tiền tố chỉ số lượng: mono (1), di (2), tri (3), tetra (4), penta (5), … Chú ý: Lược bỏ 2 nguyên âm cạnh nhau: monooxide → monoxide; pentaoxide → pentoxide ♦ Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) hoặc ammonium + tên gốc acid Gốc acid Tên gốc acid Gốc acid Tên gốc acid -Cl chloride =SO 3 sulfite -Br bromide -HSO 3 hydrogensulfite -I iodide =CO 3 carbonate =S sulfide -HCO 3 hydrogencarbonate -HS hydrogensulfide ≡PO 4 phosphate -NO 3 nitrate =HPO 4 hydrogenphosphate =SO 4 sulfate =H 2 PO 4 dihydrogenphosphate -HSO 4 hydrogensulfate CH 3 COO- acetate 10 ĐIỀU
♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Sửa công thức sau (nếu sai) cho đúng, gọi tên và phân loại các chất trong bảng sau: Công thức Sửa (nếu có) Tên gọi Phân loại MgCl AlSO 4 K 2 O KHCO 3 ZnNO 2 SO 4 BaOH K 2 NO 3 NH 4 Cl 2 Mg 2 PO 4 Fe(OH) 2 Al 2 O 3 HNO 3
HCl 2 Câu 2. Viết công thức của các hợp chất có tên gọi trong các trường hợp sau: Tên gọi Công thức Tên gọi Công thức Aluminium oxide Magnesium phosphate Calcium sulfate Sodium carbonate Zinc sulfide Nitrous acid Copper(II) hydroxide Zinc nitrite Potassium dihydrogenphosphate Ammonium sulfite Câu 3. Điền sản phẩm thích hợp vào các chỗ trống sau thể hiện tính chất hóa học của các chất. OXIDE ACID OXIDE BASE Oxide acid + base → …………. + ………. ………….. + …………. → Oxide acid Oxide base + acid → ………… + ……….. …………… + ………….. → Oxide base ACID BASE Đổi màu quì tím → ………….. HCl, H 2 SO 4 loãng + KL → …….…. + ..……. Acid + oxide base → …………. + ……….. Acid + base → ……….…. + …………... Acid + muối → …………….. + ………….. Đổi màu quì tím → ……………… Base + oxide acid → …………… + ………… Base + acid → …………….. + …………. Base + muối → ………….. + …………… MUỐI DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KL KL + muối → …………….. + ……………. Acid + muối → ……………. + ………….. Base + muối → ……………. + …………. Muối + muối → ………………………. K Ba Ca Na ……………………………….. …………………………………………………. Câu 4. Xác định chất kết tủa trong các chất sau: Na 3 PO 4 , K 2 CO 3 , NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 , Ba(OH) 2 , CuCl 2 , AgCl, PbCl 2 , AlCl 3 , MgSO 4 , K 2 SO 4 , BaSO 4 , PbSO 4 , CaCO 3 , MgSO 3 , Ba 3 (PO 4 ) 2 , Ba(HCO 3 ) 2 . Câu 5. Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau: (1) …..S + …..O 2 ot …………………….… (2) …..Al + …..O 2 ot ……………………… (3) …..Al + …….HCl → ………………………. (4) …..Mg + …..H 2 SO 4 loãng → ……….……..... (5) ….. SO 2 + …KOH dư → …………………… (6) …..Fe 2 O 3 + …..HCl → ………………………. (7) ...Ba(OH) 2 + ………→ …BaSO 4 + …...…….. (8) ....HCl + ………→ …CuCl 2 + …………... (9) ......HCl + ………→ …AgCl + …..……... (10) ...Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → ……………………. (11) ...H 3 PO 4 + ………→ …Ba 3 (PO 4 ) 2 + ........ (12) ....Na 2 CO 3 + ………→ …CaCO 3 + ……. (13) ............. + ………→ …NaCl+ …...….… (14) ....HCl + ……→ ..FeCl 2 + ..FeCl 3 + …...
Câu 6. [CTST - SGK] Hãy mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích khi: (a) Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH, sau đó thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư. (b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein. (c) Nhỏ dung dịch sodium carbonate vào cốc có chứa dung dịch hydrochloric acid. (d) Nhỏ dung dịch sodium chloride vào cốc có chứa dung dịch silver nitrate. Câu 7. [CTST - SGK] Chỉ dùng dung dịch NaOH, hãy phân biệt mỗi dung dịch trong các dãy sau: (a) Dung dịch NaCl, dung dịch CuSO 4 và dung dịch MgCl 2 . (b) Dung dịch Na 2 SO 4 , dung dịch FeCl 2 , dung dịch CuSO 4 và dung dịch MgSO 4 . Câu 8. Nhận biết các chất sau: (a) Các dung dịch: KOH, BaCl 2 , Ba(OH) 2 , H 2 SO 4 , NaNO 3 . (b) Các dung dịch: MgCl 2 , KCl, CuCl 2 , FeCl 3 , FeCl 2 (chỉ dùng một thuốc thử). (c) Các dung dịch: NaCl, CuSO 4 , NaOH, BaCl 2 (không sử dụng thuốc thử nào) Câu 9. [CTST - SGK] Có các muối: BaCO 3 , CuCl 2 , MgSO 4 . Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau: (a) Oxide acid phản ứng với dung dịch base. (b) Oxide base phản ứng với dung dịch acid. (c) Base phản ứng với dung dịch acid. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trên. Câu 10. [CTST - SGK] Sodium sulfite được xem là hóa chất công nghiệp. Nó được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, thuộc da, dệt, nhuộm, … (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo sodium sulfite từ sulfur dioxide. (b) Từ phương trình hóa học trên, tính thể tích sulfur dioxide (đkc) cần để tạo ra 1,26 gam sodium sulfite. Câu 11. [CTST - SGK] Một số vật dụng bằng nhôm lúc còn mới có vẻ sáng bóng. Sau một thời gian, người ta thấy lớp sáng bóng bị mờ đi. Hãy giải thích bằng phương trình hóa học. Câu 12. [CTST - SGK] Tro bếp là sản phẩm đốt rơm rạ, cây thân gỗ hoặc củi khi đun nấu, … Tìm hiểu qua sách, báo và internet, hãy cho biết tro bếp có chứa nguyên tố nào (đa lượng, trung lượng, vi lượng). Câu 13. [CTST - SGK] Hàm lượng dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %K 2 O theo khối lượng có trong phân bón. Một loại phân kali có chứa 85% potassium chloride, 15% còn lại là các chất không chứa potassium. Hãy tính hàm lượng dinh dưỡng của loại phân kali này. Câu 14. [CTST - SGK] Magnesium chloride có nhiều ứng dụng trong y tế như: bào chế thuốc điều trị các bệnh về da, nhuận tràng, … (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo magnesium chloride từ magnesium oxide. (b) Cho 8 gam magnesium oxide tác dụng hết với dung dịch HCl 2 M. Tính khối lượng magnesium chloride thu được và thể tích dung dịch HCl 2 M đã dùng.