PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2024. Phù Cừ - Hưng Yên (giải).pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ PHÙ CỪ - HƯNG YÊN 2024-2025 Cho biết: T(K) = t( oC) + 273 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47∘C và áp suất 0,7 atm. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8 atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén bằng A. 320∘C B. 731, 4 ∘C C. 731,4 K. D. 320 K. Câu 2: Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. "nhiệt độ sôi lớn"; "nhiệt độ". B. "nhiệt dung riêng lớn"; "nhiệt độ". C. "nhiệt độ sôi lớn"; "áp suất". D. "nhiệt dung riêng lớn"; "áp suất". Câu 3: Liên hệ giữa nhiệt độ theo thang Kelvin và thang Celsius (khi làm tròn số) là T(K) = t ∘ (C) + 273. Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 27∘C thì nhiệt độ của vật này theo thang Kelvin là A. 400 K. B. 81 K. C. 300 K. D. 264 K. Câu 4: Số phân tử hidro chứa trong 1 g khí hidro là, biết 1 mol khí có 6,02. 1023 phân tử hidro. A. 3, 01.1023 . B. 6, 02.1023 . C. 1, 505.1023 . D. 12, 04.1023 . Câu 5: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí (số phân tử khí trong 1 đơn vị thể tích) thay đổi như thế nào? A. chưa đủ dữ liệu để kết luận. B. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. C. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. D. luôn không đồi. Câu 6: Hình sau là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là A. đường (3) và đường (2). B. đường (3) và đường (1). C. đường (1) và đường (2). D. đường (2) và đường (3). Câu 7: ΔU là độ biến thiên nội năng của một vật, Q là nhiệt lượng vật trao đổi với môi trường, vật thực hiện hoặc nhận một công A. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học? A. ΔU = A. B. ΔU = Q. C. A + Q = 0. D. ΔU = A + Q. Câu 8: Cho một khối khí xác định, nếu ta tăng áp suất lên gấp đôi và tăng nhiệt độ tuyệt đối lên gấp 3 thì thể tích khí sẽ A. tăng lên 1,5 lần. B. tăng lên 6 lần. C. giảm xuống 1,5 lần. D. giảm xuống 6 lần. Câu 9: Khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và A. chỉ tương tác với nhau khi va chạm. B. không tương tác với nhau. C. hút nhau khi ở xa nhau. D. đẩy nhau khi gần nhau. Câu 10: Nhiệt độ của một lượng khí tăng từ 250 K đến 500 K và áp suất không đổi thì thể tích của khí A. giảm đi một nửa. B. tăng lên gấp bốn. C. tăng lên gấp đôi. D. không đổi. Câu 11: Nội năng của một vật là A. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. B. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 12: Một chất lỏng có khối lượng m, nhiệt hoá hơi riêng là L, nhiệt nóng chảy riêng là λ, nhiệt dung riêng c. Nhiệt hóa hơi được xác định bằng công thức A. Q = ΔU − A. B. Q = Lm. C. Q = mc. Δt. D. Q = λm. Câu 13: Trong công nghệ đúc kim loại người ta quan tâm nhất đến đại lượng nào sau đây A. Nhiệt nóng chảy riêng của vật liệu đúc B. Nhiệt dung của vật liệu đúc C. Nhiệt lượng của vật liệu đúc D. Nhiệt dung riêng của vật liệu đúc Câu 14: Một khối khí thực hiện quá trình được biểu diễn trên hình vẽ. Quá trình đó là quá trình A. đẳng tích. B. không phải đẳng quá trình. C. đẳng nhiệt. D. đẳng áp. Câu 15: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo nhiệt độ? A. Cân đồng hồ. B. Tốc kế. C. Vôn kế. D. Nhiệt kế. Câu 16: Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây? A. Thước mét. B. Đồng hồ bấm giây. C. Nhiệt lượng kế. D. Oát kế. Câu 17: Đơn vị đo của nhiệt dung riêng là A. J/(Kg.K). B. J. C. J.K/Kg. D. J/K. Câu 18: p, T là áp suất, nhiệt độ của khối khí lí tưởng ở trạng thái bất kì, p1, T1 là thông số ở trạng thái 1 của khối khí, p2, T2 là thông số ở trạng thái 2 của khối khí. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng tích? A. p ∼ 1 T . B. p T = const. C. p1 T2 = p2 T1 . D. p1T1 = p2T2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Để xác định nhiệt dung riêng của nước người ta sử dụng các thiết bị thí nghiệm sau - Biến thế nguồn (1). - Bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian (2). - Nhiệt kế điện từ hoặc cảm biến điện từ hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ −20∘C đến 110∘C và độ phân giải ±0, 1 ∘C (3). - Nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp, kèm điện trở nhiệt (gắn ở trong bình) (4). - Cân điện tử (5) (hoặc bình đong). - Các dây nối.
Sau đó tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả thí nghiệm như bảng dưới mnước = 0,25 kg Nhiệt độ (t ∘C) Thời gian τ(s) Công suất P(W) 25,2 60 15,04 25,4 120 15,07 27,0 180 15,03 28,7 240 15,94 31,2 300 15,84 32,3 360 15,94 33,8 420 15,94 a) Để xác định nhiệt dung riêng của một chất bằng thực nghiệm thì cần đo công suất, thời gian, khối lượng nước, nhiệt độ. b) Nhiệt lượng cung cấp cho nước bằng công suất tiêu thụ của nhiệt lượng kế. c) Có thể xác định được nhiệt dung riêng của nước qua độ dốc của đồ thị nhiệt độ - thời gian đun. d) Nhiệt dung riêng của nước trong thí nghiệm trên bằng 4200 J/kgK. Câu 2: Một nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt độ ban đầu là 20∘C, được đặt trong nước có nhiệt độ 40∘C, và nhiệt độ này được ghi lại theo thời gian. Quy trình này được lặp lại bằng cách sử dụng các mẫu nước ở 50∘C và 60∘C (xem Hình 1). Tiếp theo, cùng một nhiệt kế, ở nhiệt độ ban đầu là 60∘C, được đặt trong mẫu không khí ở 50∘C, và nhiệ̣ độ được ghi lại theo thời gian. Quy trình này được lặp lại bằng cách sử dụng các mẫu không khí ở 30∘C và 40∘C (xem Hình 2). Dựa vào các thông tin trên, cho biết các nhận xét sau đúng hay sai? a) Theo thời gian, số chỉ của nhiệt kế sẽ thay đổi dần về giá trị nhiệt độ của môi trường xung quanh nhiệt kế. b) Theo Hình 2, cho nhiệt độ không khí là 30∘C, trong khoảng thời gian từ 0 đến 100 s, nhiệt độ đo được bởi nhiệt kế biến động ít nhất. c) Khi nhiệt kế ở trong nước 40∘C, trong khoảng thời gian từ 0 đến 2 giây, tốc độ thay đổi nhiệt độ được đo bởi nhiệt kế có giá trị khoảng 5 ∘C/ giây. d) Dựa trên Hình 2, nếu nhiệt kế, nhiệt độ ban đầu là 60∘C được đặt trong một mẫu không khí ở 20∘C thì sau khoảng thời gian từ 10 đến 50 giây số chỉ nhiệt kế đạt 20∘C. Câu 3: Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên của thể tích theo áp suất như hình vẽ. a) Đường biểu diễn sự thiến thiên của thể tích theo áp suất khi nhiệt độ không đổi là đường hypebol. b) Khi áp suất khối khí có giá trị 0,5kN/m2 thì thể tích của khối khí là 4,8 cm3 . c) Mọi điểm trên đồ thị đều có nhiệt độ bằng nhau. d) Khi áp suất khối khí thay đổi từ 0,5kN/m2 đến 1,5kN/m2 thì thể tích của khối khí tăng một lượng 3,2 m3 .
Câu 4: Bóng thám không chứa khí hydrogen sẽ bị nổ khi thể tích tăng đến 39,5 m3 ở áp suất 27640 Pa. Một bóng thám không được thả vào không gian, có thể tích 15,8 m3 , ở nhiệt độ 27∘C và áp suất 105000 Pa. a) Thể tích của bóng ở điều kiện tiêu chuẩn xấp xỉ bằng 14,9 m3 . b) Khối lượng của khí hydrogen trong bóng xấp xỉ bằng 1,42 kg. c) Khi bóng lên cao, ở nhiệt độ 7 ∘C và áp suất 67000 Pa thì thể tích của bóng xấp xỉ bằng 24,5 m3 . d) Nhiệt độ khi bóng bị nổ xấp xỉ bằng −75, 6 ∘C. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Nếu áp suất của một lượng khí lý tưởng xác định tăng 2. 105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của một lượng khí đó tăng 5.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, thể tích ban đầu của khí tính theo đơn vị lít bằng bao nhiêu? Câu 2: Tính khối lượng riêng (theo đơn vị kg/m3 ) của không khí ở đỉnh Phan-xipăng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 3140 m biết mỗi khi lên cao thêm 10 m, áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2 ∘C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0 ∘C, 760mmHg) là 1,29 kg/m3 . (kết quả lấy đến 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân). Câu 3: Một học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của áp suất p theo nhiệt độ tuyệt đối T. Trong đó, bình thủy tinh hình cầu có nút kín, trong có chứa khí được nối thông với áp kế qua một ống nhỏ. Bình thủy tinh được nhúng trong một bình nước, nhiệt độ của nước được đo bởi một nhiệt kế. Đun nóng từ từ nước trong bình rồi ghi lại giá trị nhiệt độ t được chỉ bởi nhiệt kế và áp suất p được chỉ bởi áp kế thu được kết quả ở bảng sau: T( 0C) T(K) P(x105 Pa) p T (Pa/K) 28 1,00 58 1,10 75 1,15 Tỉ số p/T có giá trị trung bình xấp xỉ bằng bao nhiêu Pa/K (làm tròn đến phần nguyên, chỉ làm tròn kết quả cuối cùng khi tính giá trị trung bình)? Câu 4: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit- tông lên. Độ biến thiên nội năng của khí bằng bao nhiêu J? Câu 5: Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 1 kg nước ở 100∘C là bao nhiêu MJ, 1MJ = 106 J? Cho biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2, 3.106 J/kg. Câu 6: Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 500 g vào nước. Miếng nhôm nguội đi từ 80∘ xuống 20∘ . Hỏi nước nhận một lượng nhiệt bằng bao nhiêu kJ? Cho cAl = 880 J/kgK

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.