Content text Bài 7. Ôn tập chương 2 + đề kiểm tra - GV.Image.Marked.pdf
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 1 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 2 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Cu(OH)2/NaOH Br2/H2O AgNO3/NH3 Thuỷ phân Glucose Tạo dung dịch xanh lam Mất màu nước bromine Tạo kết tủa bạc Không Fructose Tạo dung dịch xanh lam Không Tạo kết tủa bạc Không Saccharose Tạo dung dịch xanh lam Không Không Tạo glucose và fructose Tinh bột Không Không Không Tạo glucose Cellulose Không Không Không Tạo glucose Glucose còn có phản ứng của nhóm -OH hemiacetal (khi glucose ở dạng mạch vòng), phản ứng lên men; tinh bột có phản ứng màu với dung dịch iodine; cellulose có phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer. Câu 1. Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? a) Trong các chất trên, có hai monosaccharide, hai disaccharide và hai polysaccharide. b) Cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy. c) Glucose và fructose có thể chuyển hoá qua lại với nhau trong môi trường kiềm. Đáp án: a) Đúng. Trong các chất trên, có hai monosaccharide (là glucose, fructose), hai disaccharide (là saccharose, maltose) và hai polysaccharide (là tinh bột và cellulose). b) Đúng. c) Đúng. Câu 2. Giải thích các hiện tượng sau: a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. b) Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. c) Nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh tím. Đáp án: a) Khi ăn cơm, enzyme α – amylase có trong nước bọt thúc đẩy quá trình thuỷ phân tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn gồm maltose và dextrin. Do đó, khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. b) Chuối chín có chứa nhiều glucose, do đó nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. c) Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột, do đó nhỏ dung dịch iodine lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh tím. Câu 3. Cồn sinh học được dùng làm nhiên liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%. Đáp án: Khối lượng cellulose có trong một tấn mùn cưa là: 1.45% = 450 kg. Xét 1 mắt xích cellulose. Ta có sơ đồ:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 3 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Hiệu suất phản ứng là 70% thì khối lượng ethanol thu được là:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 4 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng? A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là carbohydrate. B. Tất cả các carbohydrate đều có công thức chung Cn(H2O)m. C. Đa số các carbohydrate có công thức chung Cn(H2O)m. D. Phân tử các carbohydrate đều có ít nhất 6 nguyên tử carbon. Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Tinh bột. B. Fructose. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 3. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucose là A. CH2OH[CHOH]4CHO. B. CH2OH[CHOH]3COCH2OH. C. [C6H7O2(OH)3]n. D. CH2OH[CHOH]4CH2OH. Câu 4. Loại thực phẩm không chứa nhiều saccharose là A. đường phèn. B. mật mía. C. mật ong. D. đường kính. Câu 5. Cho công thức cấu tạo dạng mạch vòng -fructose như sau: Nhóm –OH hemiketal là –OH gắn ở carbon số mấy? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 6. Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n C. C12H22O11. D. C3H6O2. Câu 7. Để chứng minh trong phân tử của glucose có nhiều nhóm hydroxy, người ta cho dung dịch glucose phản ứng với A. kim loại Na. B. thuốc thử Tollens. C. nước bromine. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 8. Chất lỏng hoà tan được cellulose là A. benzene. B. ether. C. ethanol. D. nước Schweizer. Câu 9. Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là A. tinh bột. B. cellulose. C. saccharose. D. glycogen. Câu 10. Cho 1,8 gam glucose tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 3,24. B. 1,08. C. 2,16. D. 4,32. Câu 11. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai? A. Cellulose và tinh bột đều thuộc loại polysaccharide. B. Cellulose và tinh bột đều có thể thủy phân tạo ra glucose. C. Cellulose và tinh bột đều được tạo thành trong cây xanh. D. Cellulose và tinh bột có cùng công thức phân tử và phân tử khối trung bình.