Content text DEMO G107.pdf
Rèn kỹ năng tự tin trước đám đông và phản hồi tích cực cho học sinh thông qua hoạt động đóng vai kể chuyện trong môn Tiếng Việt 1 MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP ..........................................2 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp. ...................................................................................2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp..........................................3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện. .........................................5 2.1. Tổ chức hoạt động đóng vai tái hiện dựa trên kịch bản có sẵn giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân trước đám đông.................................................5 2.2. Hướng dẫn và tổ chức hoạt động phản hồi, đánh giá giúp học sinh hình thành tư duy suy luận và nhận xét tích cực ....................................................9 2.3. Kết hợp hoạt động sáng tạo đạo cụ đóng vai sinh động nhằm tạo động lực sáng tạo và tự tin trước đám đông cho học sinh.....................................13 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện. ...................................................15 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................16 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp. .........................................................................................................................16 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn...................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................17 PHỤ LỤC...........................................................................................................18
2.1. Tổ chức hoạt động đóng vai tái hiện dựa trên kịch bản có sẵn giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân trước đám đông * Mục đích: Biện pháp hướng đến mục tiêu giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân trước đám đông. Thông qua việc nhập vai và diễn xuất, các em học cách biểu đạt cảm xúc, ngôn ngữ và tương tác với bạn bè một cách tự nhiên. Điều này không chỉ giúp các em vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tăng cường sự tự tin và khả năng biểu đạt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của các em. * Nội dung và cách thực hiện: Hoạt động đóng vai tái hiện là một phương pháp giảng dạy sáng tạo, trong đó học sinh nhập vai và diễn xuất dựa trên kịch bản có sẵn. Để áp dụng hiệu quả thì trước tiên, giáo viên cần lựa chọn kịch bản phù hợp với nội dung học tập và trình độ của học sinh. Sau đó, giáo viên phân công vai diễn cho học sinh, khuyến khích các em tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân vật của mình. Tiếp theo, các em biểu diễn chính thức trước lớp, các bạn còn lại theo dõi và nhận xét Cuối cùng, giáo viên sẽ tổng kết và đưa ra những góp ý để các em rút kinh nghiệm và cải thiện hơn trong những hoạt động tiếp theo. Ví dụ 1: Áp dụng: Bài 3: Kể chuyện Hai con dê, trang 10, Tiếng Việt 1, tập 1, Cánh diều Trước hết, tôi cho học sinh nghe kể câu chuyện Hai con dê một lần. Sau đó tôi sẽ cùng học sinh giải đáp các câu hỏi ở dưới mỗi bức tranh trong sách giáo khoa nhằm nắm bắt được mạch chuyện. Tiếp theo, tôi sẽ kể lại câu chuyện một lần nữa và chú ý nhấn nhá từng câu thoại ở mỗi phân đoạn chuyện khác nhau để học sinh nắm bắt được mạch chuyện bao gồm 4 phân đoạn chính như sau: Phân đoạn 1: - Nội dung: Hai con dê cùng muốn đi qua một chiếc cầu hẹp, bắc ngang một dòng suối nhỏ - Các nhân vật: Dê trắng, dê đen Phân đoạn 2:
- Nội dung: Cả hai con đều tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào - Các nhân vật: Dê trắng, dê đen Phân đoạn 3: - Nội dung: Đến giữa cầu, chúng cãi nhau, rồi húc nhau. Cả hai cùng rơi tõm xuống sông. - Các nhân vật: Dê trắng, dê đen Phân đoạn 4: - Nội dung: cả hai con dê vừa ngã đau, vừa không sang được suối - Các nhân vật: Dê trắng, dê đen Tôi tiến hành chia lớp thành 4 nhóm. Học sinh mỗi nhóm có nhiệm vụ là hệ thống lại các lời thoại cho các nhân vật như tôi đã đưa ra ở mỗi phân đoạn. Tôi lưu ý học sinh có thể diễn đạt linh hoạt, theo lời của bản thân mà không nhất thiết phải thuộc y nguyên lời thoại, miễn không làm sai lệch đi các tình tiết. Học sinh sẽ làm việc nhóm trong 10 phút. Sau đó tôi mời lần lượt một số nhóm lên trước lớp trình diễn màn đóng vai của nhóm mình. Đồng thời, tôi cũng hướng dẫn một số cách để học sinh tự tin trước đám đông hơn khi nhập vai, ví dụ như: hít thở sâu và đều để giữ bình tĩnh, sử dụng linh hoạt thêm ngôn ngữ cơ thể để giảm bớt căng thẳng, có thể cười nhẹ để thoải mái hơn,... Hình ảnh minh hoạ học sinh tự tin kể chuyện trước lớp Minh hoạ một phân đoạn hội thoại đóng vai: Một buổi sáng, có hai con dê đều muốn sang qua một chiếc cầu hẹp bắc ngang dòng suối nhỏ. Một con dê đen đang đi từ đằng này lại, còn một con dê trắng đang đi từ đằng kia sang.
Dê Đen: "Này, dê trắng! Mau tránh ra, ta đang đi qua cầu!" Dê Trắng: "Sao lại bảo ta tránh? Ta đang đi giữa cầu rồi, ngươi phải tránh ra cho ta qua!" Cả hai con dê đều không muốn nhường nhau và tiếp tục tiến về phía trước. Dê Đen: "Nếu ngươi không tránh, ta sẽ húc ngươi đấy!" Dê Trắng: "Cứ thử đi, ta cũng không ngại đâu!" Đến giữa cầu, cả hai con dê dừng lại. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, chúng bắt đầu húc nhau. Những tiếng húc mạnh mẽ vang lên, làm cầu rung chuyển. Dê Đen: "Ngươi nghĩ mình mạnh hơn ta sao? Hãy xem ai mạnh hơn!" Dê Trắng: "Ngươi cũng không phải là đối thủ của ta đâu, dê đen!" Nhưng khi cả hai con dê đều không nhường nhịn, chiếc cầu không thể chịu nổi sức mạnh của chúng. Cầu đột ngột rung lên và cả hai con dê cùng lăn tõm xuống nước. Dê Đen (vừa chới với trong nước): "Thế này thì chúng ta không ai qua được cả, thật đáng tiếc!" Dê Trắng (cũng bơi trong dòng suối): "Giá mà ta chịu nhường nhau, giờ đã qua cầu rồi..." Cuối cùng, cả hai con dê đều hiểu rằng sự cứng đầu của mình chỉ khiến cả hai đều chịu thiệt. Chúng vừa ngã đau, vừa không sang được suối, và bài học rút ra là đôi khi cần phải biết nhường nhịn nhau để cùng đạt được mục tiêu. Ví dụ 2: Áp dụng: Bài 26: Kể chuyện Kiến và bồ câu, trang 50, Tiếng Việt 1, tập 1, Cánh diều Tương tự với nội dung câu chuyện “Kiến và bồ câu", tôi tổ chức hoạt động đóng vai 4 nhóm tương ứng với 4 phân đoạn như sau: Phân đoạn 1: - Nội dung: Hôm ấy, kiến khát nước, tìm xuống suối. Chẳng may, sóng nước trào lên, cuốn kiến đi và suýt dìm chết nó - Các nhân vật: Kiến Phân đoạn 2: - Nội dung: Bồ câu bay qua nhìn thấy, nó bèn thả xuống suối một cành lá. Kiến bò lên lá, sóng đưa lá dạt vào bờ.