PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 36 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 36 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Không có gió Không có mưa Chỉ có Trời ở trên đầu Cỏ ở chốn đây Xanh tróc da như nọc nanh trổ vuốt Đứng canh nơi các anh nằm Tôi trở lại Trường Sơn. Mười năm Và gặp ở đây những người không về nữa Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa Mà các anh quay mặt, tắt lòng (...) Đá dựng tượng đài mang dáng những trái tim Xếp nghiêng Những phiến đá chất chồng lớp lớp tuổi thanh niên Tạc đất nước thành Trường Sơn sừng sững Dấu tên riêng trong hoang vắng rừng già Rời nghĩa trang Tôi lật đật về nhà Thấy mây trắng bay ngang Bỗng dưng lòng bật khóc Trong đầu lựng ngọn gió ngày xưa... (Trích Trước nghĩa trang Trường Sơn, Hoàng Trần Cương, Thivien.net) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản. Câu 2. Liệt kê các từ ngữ chỉ tâm trạng của nhân vật trữ tình sau khi rời nghĩa trang về nhà. Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn sau: Tôi trở lại Trường Sơn. Mười năm Và gặp ở đây những người không về nữa Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa Mà các anh quay mặt, tắt lòng Câu 4. Nhận xét về hình tượng đá được thể hiện trong đoạn thơ sau: Đá dựng tượng đài mang dáng những trái tim Xếp nghiêng Những phiến đá chất chồng lớp lớp tuổi thanh niên Tạc đất nước thành Trường Sơn sừng sững Dấu tên riêng trong hoang vắng rừng già
Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống cống hiến trong cuộc sống. (Trình bày khoảng 5-7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu Câu 2. (4,0 điểm) Tự chịu trách nhiệm – cái giá của tự do, cũng là ưu đãi của tự do. Bằng góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) để chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Thể thơ: tự do - Dấu hiệu nhận biết: số chữ trong mỗi dòng thơ không đồng đều 0,5 2 Các từ ngữ chỉ tâm trạng của nhân vật trữ tình sau khi rời nghĩa trang về nhà: bỗng dưng lòng bật khóc, trong đầu lựng ngọn gió ngày xưa... 0,5 3 - Câu hỏi tu từ: Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa/Mà các anh quay mặt, tắt lòng Tác dụng + Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, nhịp điệu da diết, sâu lắng,...cho lời thơ. + Nhấn mạnh cảm giác cô đơn, đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình khi đối diện với thực tại đầy đau đớn: những người thân thiết nhất, những người đã cùng chiến đấu giờ đây không còn nữa. + Thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm của tác giả với người lính trở về sau chiến tranh với trái tim tan vỡ, nỗi ám ảnh về sự mất mát và sự chia lìa mãi mãi. 1,0 4 - Hình tượng đá được sử dụng trong đoạn thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho những anh hùng, liệt sĩ ở Trường Sơn. Dù đã ngã xuống nhưng trái tim họ vẫn còn đó, như một lời nhắc nhở về những gì họ đã làm cho đất nước. Bằng tuổi thanh xuân và sinh mệnh, họ "tạc" nên hình hài đất nước, biến đất nước trở thành một tượng đài vững chãi như dãy Trường Sơn. - Nhận xét: Đây là một hình tượng đẹp được xây dựng bằng cảm xúc sâu sắc, chân thành xuất phát từ trái tim của một người lính luôn gắn bó, thấu hiểu và trân trọng đồng đội. Hình tượng đã giúp người đọc nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa cuộc sống hôm nay và những hi sinh của các thế hệ trước để từ đó biết trân trọng hòa bình. 1,0 5 Thí sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống cống hiến - Hình thức: đoạn văn khoảng 5-7 dòng. - Nội dung: Thí sinh nêu ý nghĩa của lối sống cống hiến. Sau đây là một số gợi ý: + Cống hiến giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản, vì họ đã góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. + Lối sống cống hiến tạo động lực cho những người xung quanh, truyền cảm hứng để mọi người cùng hướng tới những giá trị cao cả. + Cống hiến giúp xã hội tiến bộ, phát triển bền vững và làm giàu thêm những giá trị văn hóa, đạo đức… 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu 0,25 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: - Mở đầu đoạn thơ là một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, tĩnh lặng “không có gió, không có mưa, trời ở trên đầu” của nghĩa trang Trường Sơn để khơi gợi nỗi nhớ thương về những người đồng đội đã ngã xuống. - Cảm xúc sâu lắng của một người lính trở về chiến trường xưa, Trường Sơn, sau mười năm, đối diện với những đồng đội đã hy sinh, không bao giờ trở lại được thể hiện sâu sắc qua tiếng gọi và câu hỏi tu từ Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa/Mà các anh quay mặt, tắt lòng. Từng câu thơ thấm đẫm nỗi buồn, sự day dứt và cảm giác bất lực của người sống khi chứng kiến sự mất mát không thể thay đổi. - Hình ảnh đá được sử dụng hiệu quả để thể hiện sự biết ơn, kính trọng, tự hào đối với sự hi sinh của những đồng đội. Dù đã ngã xuống nhưng trái tim họ vẫn còn đó, như một lời nhắc nhở về những gì họ đã làm cho đất nước. Bằng tuổi thanh xuân và sinh mệnh, họ "tạc" nên hình hài đất nước, biến đất nước trở thành một tượng đài vững chãi như dãy Trường Sơn. - Đoạn kết lột tả một cách chân thực và xúc động những cung bậc cảm xúc của người lính khi rời khỏi nghĩa trang, nơi chôn cất đồng đội của mình. Cảm giác vừa thực vừa hư, vừa hiện tại vừa quá khứ đan xen, như một dòng chảy tâm hồn dẫn người lính vào thế giới ký ức đầy đau thương và tiếc nuối 1.0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Tự chịu trách nhiệm – cái giá của tự do, cũng là ưu đãi của tự do. Bằng góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận để chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ ý kiến: Tự chịu trách nhiệm - cái giá của tự do, cũng là ưu đãi của tự do. 0,5 c. Viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài - Giải thích, khái quát vấn đề nghị luận + Tự do: là được tự mình lựa chọn, quyết định theo mong muốn, nguyện vọng cá nhân mà không bị chi phối, ràng buộc bởi người khác hay các yếu tố bên ngoài. Tự do là điều mà con người luôn mong muốn và hướng tới. + Tự chịu trách nhiệm: là ý thức về vai trò, nghĩa vụ của bản thân đối với 2.5

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.